Điểm mặt các "thủ phạm" gây ung thư phổi

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
02:19 ngày 02/04/2018

VTV.vn - Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến cả ở nam giới và nữ giới. Vậy thủ phạm gây ung thư phổi là gì và có cách nào phòng tránh được căn bệnh quái ác này không?

Năm 2000, số người mắc ung thư phổi tại Việt Nam là 6,905 người. Sau 13 năm, con số đã tăng lên gấp 4 lần với 22.000 người mắc mới và 19.500 người tử vong. Dự báo tới năm 2020, số người mắc bệnh lên tới 34.000 – một con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh nguy hiểm chết người này. 

Cùng điểm mặt các yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi bao gồm:

Thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Khói thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi, chúng gây ra khoảng 90% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. 

Điểm mặt các thủ phạm gây ung thư phổi - Ảnh 1.

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây 90% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới

Một thống kê tại Bệnh viện K cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%, không hút thuốc là 3,2%.

Ô nhiễm môi trường

Một số hóa chất có trong môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp nặng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Theo thống kê, khoảng 20-30% nam giới và 5-20% nữ giới trong độ tuổi lao động có thể đã tiếp xúc với chất gây ung thư phổi trong suốt quá trình làm việc, chiếm khoảng 10% các ca ung thư phổi trên toàn thế giới.

Giới tính

Ung thư phổi thường gặp ở nam giới từ 50-75 tuổi. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.

Tuổi tác

Ung thư phổi thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi, tuy nhiên độ tuổi này đang ngày trẻ hóa.

Điểm mặt các thủ phạm gây ung thư phổi - Ảnh 2.

Ung thư phổi thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi

Vị trí địa lý

Ở các nước công nghiệp phát triển, ung thư phổi rất thường gặp, ở thành thị bị nhiều gấp 5 lần ở nông thôn.

Nghề nghiệp

Công nhân làm việc ở một số mỏ như: mỏ phóng xạ uranium, mỏ cromate; công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt... có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.

Tiền sử bệnh gia đình

Ung thư phổi chưa được chứng minh là di truyền nhưng nếu trong nhà có người mắc bệnh ung thư phổi thì những người còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Điểm mặt các thủ phạm gây ung thư phổi - Ảnh 3.

Chụp X-quang là một trong những phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư phổi

Để ngăn ngừa ung thư phổi, việc cần làm là bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, có chế độ ăn uống khoa học. Người thường xuyên làm việc ở môi trường ô nhiễm, hóa chất, phóng xạ cần có những biện pháp bảo vệ như sử dùng dụng cụ bảo hộ lao động.

Những người trên 40 tuổi, hoặc sớm hơn nếu hút thuốc lá, gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi nên tầm soát ung thư phổi định kỳ 1 lần/năm. Hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng bất thường như: ho dai dẳng, khó thở, tức ngực…cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay lập tức nhằm phát hiện sớm bệnh.

Cùng chuyên mục