Bóng đá là môn thể thao đối kháng, đòi hỏi cường độ di chuyển cao, liên tục, lại thường xuyên va chạm nên có tỷ lệ chấn thương tương đối cao, có thể đến bất kỳ lúc nào. Từ những cú nhảy đỡ bóng, va chạm nhỏ hoặc kể cả khi không va chạm với ai vẫn có thể gặp chấn thương.
Do đó việc tìm hiểu về những tình huống gây nguy hiểm khi đá bóng sẽ giúp phòng tránh và xử trí hiệu quả hơn. Dưới đây là những chấn thương thường gặp và cách phòng tránh khi đá bóng.
Chấn thương là một phần trong bóng đá, nhưng ta vẫn có cách để phòng tránh nó. Ảnh: Getty Images
Chấn thương cơ gân kheo
Cơ gân kheo là nhóm cơ chạy dọc phía đùi sau, các cơ này rất quan trọng trong các hoạt động như chạy, nhảy hay vung chân. Các nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương gân kheo là do quá trình vận động với cường độ cao làm vùng gân kheo bắp đùi bị căng quá mức, dẫn đến bị giãn hoặc rách gân.
Các triệu chứng của chấn thương gân kheo có thể kể đến như vùng cơ bị thương sưng hoặc bầm tím. Gân kheo bị căng có thể khiến việc di chuyển trở nên đau đớn và hạn chế phạm vi cử động. Ngoài ra, còn có những cơn đau đột ngột ở phía sau đùi.
Khi nhận ra mình có vấn đề với gân kheo, bạn hãy nghỉ ngơi, chườm lạnh để giảm sưng. Nếu chấn thương nặng hơn, hãy ép và băng bó nhẹ nhàng để giảm bầm tím và sưng.
Dù chấn thương gân kheo rất phổ biến và gần như không thể tránh khỏi khi chơi bóng đá nhưng ta vẫn có thể hạn chế thông qua việc tập luyện, giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt của cơ gân kheo, luôn khởi động kỹ trước khi đá bóng và giãn cơ sau khi kết thúc các trận đấu. Không nên tập luyện và thi đấu với cường độ cao ngay từ đầu. Hãy biết lượng sức mình và không hoạt động với cường độ vượt qua mức chịu đựng của cơ thể.
Giãn cơ trước và sau mỗi trận bóng đá giúp giảm đáng kể những rủi ro chấn thương gặp phải. Ảnh: Getty Images
Chấn thương gân cổ chân
Bong gân cổ chân cũng là chấn thương khá phổ biến trong bóng đá, xảy ra khi dây chằng xung quanh mắt cá chân bị kéo căng hoặc rách do bàn chân phải thực hiện các vận động mạnh hoặc đột ngột. Phần lớn nguyên nhân khiến cầu thủ bị bong gân cổ chân là do di chuyển không ổn định.
Trong khi chơi bóng đá, cổ và bàn chân có nhiệm vụ giúp khống chế và điều khiển bóng. Các chuyển động như xoay hoặc lật bàn chân đột ngột có thể làm căng các dây chằng quanh cổ chân. Ngoài ra, các nguyên nhân như mắt cá chân yếu, mất thăng bằng hoặc do địa hình sân bãi gồ ghề cũng có thể là nguyên nhân khiến cầu thủ bị bong gân cổ chân.
Khi bị bong gân cổ chân, các vết bầm tím và sưng sẽ xuất hiện xung quanh khu vực mắt cá chân. Nó khiến cầu thủ gặp khó khăn khi đứng và di chuyển, đặc biệt khi dồn lực vào mắt cá chân. Tạo cảm giác không ổn định ở mắt cá chân, đặc biệt trong các chuyển động xoay.
Khi bị bong gân cổ chân, cần dừng thi đấu và để cơ thể nghỉ ngơi. Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau. Nằm xuống và nâng cao chân nhằm giúp máu huyết lưu thông và giảm sưng.
Về cách phòng tránh bong gân cổ chân, cầu thủ bóng đá nên tránh những địa hình không bằng phẳng, dễ dẫn đến chấn thương. Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh cho mắt cá như nhón gót, nhảy dây hoặc các bài tập thăng bằng trên một chân và sử dụng giày phù hợp.
Khi cảm thấy bất thường, cần dừng thi đấu ngay nhằm tránh chấn thương trở nặng. Ảnh: Getty Images
Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối khá phổ biến trong bóng đá, nhiều danh thủ đã đánh mất sự nghiệp vì chấn thương này. Chấn thương đầu gối có 3 dạng chủ yếu là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL), chấn thương dây chằng bên (MCL) và chấn thương sụn chêm.
Chấn thương ACL là chấn thương nghiêm trọng và phổ biến nhất, xảy ra khi cầu thủ dừng đột ngột, đổi hướng nhanh, hoặc tiếp đất không đúng cách. Rách ACL có thể gây mất ổn định cho đầu gối và thường đòi hỏi phẫu thuật cùng thời gian hồi phục dài.
Với MCL, chấn thương này xảy ra do va chạm mạnh từ phía bên hoặc từ các cử động đột ngột, dẫn đến dây chằng bên trong hoặc ngoài đầu gối bị kéo căng hoặc rách.
Sụn chêm giúp hấp thụ lực tác động giữa xương đùi và xương chày. Chấn thương này xảy ra khi có các cử động xoay hoặc áp lực đè nặng lên đầu gối, dẫn đến rách sụn chêm. Cầu thủ bị chấn thương này thường cảm thấy đau nhói và khó khăn khi di chuyển.
Chấn thương đầu gối khá nghiêm trọng, do đó khi phát hiện có vấn đề ở đầu gối, cần nhanh chóng dừng thi đấu, chườm đá, băng ép nhẹ và tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kỹ càng.
Chấn thương đầu gối là một chấn thương nghiêm trọng, cần lập tức dừng thi đấu và di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kỹ càng. Ảnh: Getty Images
Chấn thương gân Achilles
Chấn thương gân Achilles thường xảy ra khi gân Achilles (nối giữa bắp chân và gót chân) bị căng quá mức dẫn đến viêm hoặc rách. Đây là một trong những chấn thương nghiêm trọng, do gân Achilles là gân lớn và mạnh nhất trong cơ thể, giúp các cầu thủ chạy, nhảy hoặc đổi hướng nhanh chóng.
Chấn thương gân Achilles có 3 loại là viêm gân, đứt gân một phần và đứt gân toàn phần. Ở mức độ nhẹ nhất, cầu thủ cần từ 2 - 6 tuần nghỉ ngơi. Trong khi ở mức độ cao nhất cầu thủ cần phẫu thuật và phục hồi chức năng dài hạn, sẽ mất từ 6 tháng đến hơn 1 năm để điều trị.
Khi gặp chấn thương Achilles, cầu thủ thường cảm thấy đau ở phần sau cổ chân, có thể xuất hiện tình trạng sưng và căng cứng quanh vùng gân, gây khó khăn trong việc di chuyển. Nếu bị nặng, cơn đau nhức có thể khiến cầu thủ cảm nhận rõ ràng.
Chấn thương liên quan đến gân Achilles là rất nghiêm trọng. Khi cảm thấy đau nhói ở gân gót, hãy lập tức dừng lại và kiểm tra tình trạng cơ thể. Nếu thấy không ổn, lập tức tìm đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Chấn thương gân Achilles là một trong những chấn thương rất nghiêm trọng. Ảnh: Getty Images
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.