Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A
Theo bác sĩ Đỗ Tuyết Mai - Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, người bệnh ung thư vòm họng nên ăn nhiều thực phẩm có màu vàng và vàng cam như cà rốt, bí ngô… bởi chúng rất giàu vitamin A sẽ giúp ngăn chặn tế bào khỏe mạnh biến đổi thành ung thư, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A
Những thực phẩm giàu vitamin A nên được chế biến chín kỹ hoặc nấu nhừ sẽ giúp người bệnh ung thư vòm họng dễ ăn hơn.
Nên ăn những thực phẩm thanh đạm
Thực phẩm thanh đạm có thể làm vết loét mau liền hoặc giúp phòng tránh viêm loét, cải thiện dần tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, những thực phẩm thanh đạm, ít muối khi được đưa vào cơ thể sẽ bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp người bệnh chống lại ung thư, đẩy lùi bệnh ra khỏi cơ thể.
Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn những thực phẩm thanh đạm như rau luộc, hấp; các loại củ quả được nấu nhừ, các loại trái cây tươi, mát, ít đường, không chua.
Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ
Khi bị ung thư vòm họng, người bệnh cần tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói, lạp sườn… Lý do là bởi những loại thực phẩm này không tốt cho người bệnh vì chứa chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu, nhiều muối. Chúng còn chứa nhiều dầu mỡ, có thể không an toàn vệ sinh thực phẩm nên người bệnh cần tránh ăn.
Người bệnh ung thư vòm họng cần tránh những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng
Kiêng bia rượu
Người bị ung thư vòm họng cần tránh uống rượu bia vì những chất cồn trong rượu bia có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, dễ tái phát trở lại.
Khi bị ung thư vòm họng người bệnh sẽ gặp phải khó khăn trong ăn uống. Do đó để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người bệnh cần chú ý nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể dễ dàng đi vào cơ thể, từ từ để vùng cổ họng không bị đau, khó chịu.
Người bệnh cũng cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa để giảm áp lực cho dạ dày, giúp dạ dày hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ những bữa ăn.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh ung thư vòm họng cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có bất cứ dấu hiệu không tốt về sức khỏe cần đi khám ngay để có biện pháp xử trí phù hợp.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó điển hình là bệnh viêm màng não do virus.
VTV.vn - Chiều ngày 29/10/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
VTV.vn - Giao mùa (đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột) là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn, nấm… sinh sôi và gây ra các bệnh lý đường hô hấp.