Ợ nóng và những kiến thức không thể bỏ qua

icon
07:29 ngày 16/05/2018

VTV.vn - Ợ nóng là cảm giác nóng rát kèm theo đau tức lồng ngực do axit dạ dày trào ngược vào thực quản khiến người bệnh khó chịu. Tìm hiểu thông tin ợ nóng trong bài viết dưới đây

Ợ nóng nguyên nhân do đâu?

Ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày tràn ngược lên thực quản. Cơ vòng thực quản dưới (LES) ở người bình thường sẽ đóng ại sau khi thức ăn di chuyển xuống  dạ dày để ngăn chặn chúng trào ngược lên thực quản.  Ở những người mắc chứng ợ nóng cơ vòng này thường yếu đi và không thắt chặt đúng lúc.

Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều dẫn đến áp lực cho dạ dày:

- Ăn thực phẩm béo quá nhiều: chất béo, dầu mỡ sẽ khiến bạn bị ợ liên tục, đặc biệt là ăn nhiều vào thời điểm trước khi đi ngủ.

- Ăn nhiều thức ăn, thức uống gây ợ nóng: Tiêu, ớt, cà chua, cà phê, bạc hà và cả rượu vang.

- Một số loại thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng ở lồng ngực.

- Ngoài ra, chế độ tập luyện cũng có thể khiến bạn ợ nóng liên tục. Điển hình là các bài tập cơ bụng, trồng cây chuối.

- Ợ chua, ợ nóng còn có thể do bị trào ngược dạ dày, không khí và thức ăn trong dạ dày đẩy ngược lên trên thực quản.

Ợ nóng và những kiến thức không thể bỏ qua - Ảnh 1.

Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh ngừa chứng ợ nóng khó chịu

Chẩn đoán triệu chứng ợ nóng bằng cách nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng ợ nóng bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và hỏi bạn các câu hỏi về bệnh sử (các triệu chứng bắt đầu từ khi nào, có ai trong gia đình cũng bị tình trạng này hay không, v.v…). Một số xét nghiệm khác bao gồm:

- Chụp X-quang: giúp bác sĩ có thể nhìn được thực quản và dạ dày;

- Nội soi: kiểm tra xem thực quản của bạn có đang có vấn đề gì hay không, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy mẫu mô để phân tích;

- Xét nghiệm axit: để xác định thời gian và khoảng thời gian axit bị trào lên thực quản;

- Đo áp lực trong thực quản

Ợ nóng làm gì để chữa trị?

- Chú ý đến thức ăn

Hầu hết mọi người mắc chứng ợ nóng đều xuất phát từ chế độ ăn uống. Thức ăn cay, thức ăn chiên và đồ uống có ga là những loại thực phẩm thường gây ra ợ nóng vì nó khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn và những thực phẩm có nhiều chất phụ gia.

- Ngồi dậy hoặc kê cao gối khi hiện tượng trào ngược xuất hiện

Khi có hiện tượng ợ nóng vào ban đêm bạn hãy xếp một vài chiếc gối phía sau đầu và cổ, sau đó ngồi tựa vào chúng. Khi bạn ở trong tư thế ngồi các axit trong dạ dày sẽ ít có cơ hội trào lên cổ họng.

BSCKII Nguyễn Thị Hằng - BV Thu Cúc đưa ra lời khuyên: "Tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và nên gối cao đầu 15-18cm trong khi ngủ cũng là một cách để bạn tránh được chứng trào ngược. Tư thế này có thể giúp giải phóng axit ở dạ dày một cách nhanh chóng nên hạn chế sự trào ngược, ợ nóng xảy ra".

- Giảm stress

Căng thẳng và lo âu thường là hai điều góp phần gây ra chứng ợ nóng nghiêm trọng. Dạ dày tạo ra axit nhiều hơn khi bạn đang căng thẳng, dẫn đến việc axit tràn vào thực quản, gây ra ợ nóng. Nếu bạn có thể thư giãn và giảm lo lắng, thì số lần ợ nóng cũng sẽ tự động giảm theo.

Ợ nóng và những kiến thức không thể bỏ qua - Ảnh 2.

Thăm khám nếu tình trạng ợ nóng kéo dài

- Sử dụng thuốc kháng axit

Điều trị chứng ợ nóng hay trào ngược dạ dày – thực quản, các loại thuốc được dùng thường là một số thuốc kết hợp, trong đó chủ yếu là thuốc chống tiết axit (thuốc kháng axit). Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục