Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Khi xét nghiệm cholesterol trong máu, các trị số sẽ cảnh báo cho thân chủ những dấu hiệu nguy hiểm nhằm kịp thời điều chỉnh lối sống hoặc phải điều trị để kiểm soát tình trạng rối loạn mỡ máu.
Cholesterol tác động như thế nào đến cơ thể?
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - Bệnh viện Thu Cúc: "Nồng độ cholesterol trong máu cao sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ các mảng bám ở thành động mạch. Các mảng bám này tích tụ càng ngày càng lớn khiến động mạch bị xơ cứng lại hình thành các mảng xơ vữa làm chặn dòng máu lưu thông trong động mạch đến các bộ phận của cơ thể. Thiếu máu lưu thông đến não hoặc tim có thể dẫn tới đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim – hai bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh."
Cholesterol cao gây mệt mỏi?
Không, cholesterol cao thường không gây mệt mỏi nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như bệnh mạch vành. Cụ thể cholesterol "xấu" LDL dư thừa tích tụ tạo nên các mảng xơ cứng trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở và đau ngực.
Cholesterol cao có thể dẫn tới đột quỵ?
Người có nồng độ cholesterol trong máu cao có nguy cơ bị đột quỵ .
Đúng, người có nồng độ cholesterol trong máu cao có nguy cơ bị đột quỵ . Do cholesterol tích tụ trong động mạch hình thành mảng bám, gây tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể, bao gồm cả não. Khi động mạch bị xơ cứng và tắc hẹp, huyết khối có thể hình thành và gây ra đột quỵ. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số người chết do 3 căn bệnh: AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Giảm bớt lượng cholesterol trong máu là một cách để giảm nguy cơ đột quỵ.
Các triệu chứng của cholesterol cao là gì?
Không. Đối với hầu hết mọi người, cholesterol cao không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên khi cholesterol đã tích tụ thành mảng bám ở thành động mạch, gây ra bệnh mạch vàng, người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt ngực, nhịp tim bất thường và thở dốc. Theo nghiên cứu của CDC nhiều trường hợp bệnh mạch vành không có triệu chứng gì cả và cho tới khi bị nhồi máu cơ tim thì mới biết là nồng độ cholesterol trong máu cao. Tốt nhất nên xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ hằng năm. Nếu các trị số quá cao, người bệnh cần tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng cường tiêu thụ nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Duy trì hoạt động thể chất; Và uống thuốc theo hướng dẫn nếu bác sĩ chỉ định.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn chặn nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Khi nào thì cholesterol cao cần điều trị bằng thuốc?
Khi phát hiện nồng độ cholesterol trong máu cao sau khi kiểm tra sức khỏe, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ. Trước hết cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Nếu nồng độ cholesterol quá cao, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm mảng bám tích tụ trong động mạch nếu có. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc để làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cholesterol là có hại?
Không phải tất cả cholesterol đều xấu. Mức cholesterol HDL cao – tối ưu là 60 mg / dL hoặc cao hơn - có thể bảo vệ tim trước sự tấn công của các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tuy nhiên nồng độ cholesterol LDL càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nêu trên cũng càng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó điển hình là bệnh viêm màng não do virus.
VTV.vn - Chiều ngày 29/10/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.