Lưu ý khi điều trị và phòng sốt xuất huyết

Ban Thời sự, icon
09:06 ngày 27/06/2017

VTV.vn - Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết sẽ tránh được biến chứng nặng.

Tại nhiều cơ sở y tế hiện nay, số người bị sốt xuất huyết nhập viện điều trị đang có xu hướng tăng cao. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh nên thường gây ra dịch với nhiều người mắc cùng lúc. 

Khi bị sốt xuất huyết, nguy cơ lây bệnh sang những người thân trong gia đình là rất cao, nguyên nhân là do bị muỗi đốt và truyền bệnh.

Dấu hiệu sớm của người bị bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, đau mỏi mình mẩy, đau mắt, đau đầu, có thể nổi ban trên da hoặc da xung huyết, mắt xung huyết đỏ. Những dấu hiệu muộn hơn đó là người bệnh có bệnh lý sốt xuất huyết, người bệnh sẽ buồn nôn, nôn, đau bụng, đau buồng gan và mệt mỏi.

"Để phòng tránh tốt nhất bệnh sốt xuất huyết, người dân cần ngăn chặn sự truyền nhiễm từ muỗi Aedes lây truyền ra con người. Hiểu được cơ chế lây truyền đó, chúng ta phải vệ sinh môi trường tốt" - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhân, Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho biết

Khi bị sốt xuất huyết, một trong những thuốc người bệnh cần dùng là thuốc hạ sốt, giảm đau, nhưng đặc biệt lưu ý chỉ dùng Paracetamol đơn chất và dùng đúng liều lượng quy định. Người bệnh tuyệt đối không được dùng Aspirin trong sốt xuất huyết vì thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, và thuốc phối hợp chữa cảm cúm, giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là Ibuprofen cũng không có lợi trong điều trị sốt xuất huyện.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng tại ĐBSCL Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng tại ĐBSCL

VTV.vn - Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết hiện đang gia tăng tại một số tỉnh, thành, nhất là vùng ĐBSCL.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục