Để giúp bà bầu biết cách chọn thực phẩm tốt cho thai nhi trong suốt thai kỳ, PV đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ BS. Phạm Thị Việt Phương, hiện là giảng viên của trường cao đẳng Y Dược Pasteur giúp bạn có được bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hỏi: Bà bầu cần ăn những thực phẩm nào để tốt cho cả mẹ và bé? Những thực phẩm nào tuyệt đối cấm đối với bà bầu?
Trả lời: Thông thường, thời gian mang thai trung bình của người phụ nữ là 40 tuần. Trong giai đoạn này, người phụ nữ gặp phải sự thay đổi về tâm sinh lý và cơ thể so với thời gian trước khi mang thai. Vì thế, để chuẩn bị sinh con và có một thai kỳ khỏe mạnh, mỗi cặp vợ chồng cần chuẩn bị thật tốt về mặt sức khoẻ và tâm lý. Đặc biệt, khi mang thai, người mẹ cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý... thì khi trẻ chào đời mới khoẻ mạnh toàn diện.
Lợi ích của chế độ dinh dưỡng đầy đủ đối với mẹ và thai nhi:
Trước hết, bà bầu cần tìm hiểu thật rõ lợi ích của dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi, cụ thể chọn thực phẩm phù hợp có lợi như thế nào đối với mẹ và thai nhi:
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người mẹ, giúp chống lại nguyên nhân gây bệnh nên hạn chế khả năng mắc các bệnh thường gặp khi mang thai.
Ngăn ngừa tối đa trường hợp mẹ bị thiếu máu khi mang thai: Nếu bà mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đủ chất, ăn uống kiêng khem, không đủ chất, thực phẩm không đa dạng thì cơ thể mẹ sẽ không đủ chất để tạo máu dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
Hạn chế tối đa khả năng con sinh bị nhẹ cân (suy dinh dưỡng): Mẹ được nuôi dưỡng tốt với các loại thực phẩm chất lượng và đủ chất thì con cũng nhờ đó được hưởng các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp trong suốt thai kỳ một cách đầy đủ. Chính vì thế thai nhi sẽ phát triển bình thường, không bị đẻ non, suy dinh dưỡng hay bị các dị tật khi đẻ, bà mẹ cũng ít phải can thiệp.
Trước khi áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất thì thai phụ cần hiểu đúng nghĩa "ăn no" và "ăn đủ".
Để ăn no, bà bầu cần tăng khẩu phần ăn lên 1/4 so với trước khi mang thai; có thể ăn tăng hơn trong mỗi bữa, có thể ăn nhiều bữa hơn bình thường. Để ăn được nhiều hơn như thế, bạn cần thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng và hấp dẫn. Nếu mẹ bị ốm nghén, không ăn được thì nên tăng cường nghỉ ngơi để đỡ tốn thêm năng lượng.
Để ăn đủ chất, chúng ta không nên quan niệm mẹ bầu mỗi ngày cần bao nhiêu gam chất đạm, chất béo, chất bột đường hay muối khoáng, vitamin hoặc cần phải cung cấp bao nhiêu calo vì những điều đó không thực tế (trừ trường hợp thai phụ hỏi đến) mà bà bầu nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và nên thay thế bằng thực phẩm cùng loại.
Chế độ ăn trong thời kỳ mang bầu là rất quan trọng.
Hỏi: Thưa Thạc sĩ BS. Phạm Thị Việt Phương (trường cao đẳng Y Dược Pasteur), bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống như thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Trả lời: Bà bầu nên ăn đầy đủ các thực phẩm như: Thức ăn giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, ếch, lươn, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ nhất là đậu tương, thức ăn chứa nhiều chất mỡ như dầu ăn, thịt, vừng, lạc; các loại nhiều chất bột đường như: Gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía, các loại quả ngọt; thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các loại, các thực phẩm như tôm, cua, ốc.
Thai phụ không nên kiêng bất cứ loại thực phẩm nào họ vẫn ưa thích. Ngược lại, cũng không nên ép buộc bà bầu ăn thực phẩm mà họ không ăn được. Tốt nhất là lựa chọn những thực phẩm nào cùng loại, ví dụ không ăn được táo thì bà bầu nên thay bằng cam, quýt hay quả khác cùng loại trái cây.
Tuyệt đối kiêng các thực phẩm và đồ uống chứa chất kích thích như: Rượu, thuốc lá, thuốc lào hay ma tuý vì đây là chất rất có hại. Ngoài ra nếu thai phụ là người có bệnh mạn tính đã được theo dõi điều trị, cần phải có chế độ ăn kiêng thì khi có thai họ vẫn cần một chế độ ăn hạn chế các thức ăn đó và nên khuyên họ hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa điều trị bệnh cho họ trước đây.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sau 2 tuần xuất hiện triệu chứng sốt cao kéo dài và mệt mỏi nhiều, chị T.L.M., 25 tuổi, ở Lai Châu được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.