Trên 80% người bệnh hemophilia có vấn đề về vận động
Hiện tại, trên cả nước có chưa đến 20 cơ sở điều trị hemophilia nên người bệnh vẫn phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian mới đến được nơi điều trị. Điều đó dẫn đến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, biến chứng do điều trị muộn gây ra, thậm chí là tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống.
Theo một nghiên cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2016 trên hơn 200 người bệnh hemophilia trưởng thành thì tỷ lệ tàn tật khá cao, có tới 82,5% có vấn đề về vận động, 34,2% thất nghiệp, 9,2% có trình độ học vấn dưới tiểu học, 49% chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, ly thân. Một kết quả khảo sát khác năm 2020 tại Viện cũng cho thấy có tới trên 38% người bệnh có ít nhất 1 khớp đích (là khớp bị chảy máu tái đi tái lại từ 3 lần trở lên trong 6 tháng).
Tại các nước phát triển, điều trị dự phòng cho người bệnh hemophilia đã được triển khai từ khoảng 40 năm trước. Điều trị dự phòng chảy máu là việc sử dụng thường xuyên, định kì tác nhân đông máu nhằm mục đích ngăn ngừa chảy máu xảy ra, giúp người bệnh có thể sống năng động và chất lượng như người bình thường.
Mặc dù điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng năm 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt phác đồ điều trị dự phòng liều thấp, áp dụng cho trẻ em mắc bệnh mức độ nặng đến khi tròn 15 tuổi và người bệnh ở bất kì độ tuổi hoặc mức độ nào mới bị xuất huyết não, hoặc có khớp đích trong thời gian không quá 12 tuần.
Người bệnh hemophilia bị chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Ảnh: BVCC
Điều trị dự phòng chảy máu - phương pháp duy nhất thay đổi lịch sử điều trị hemophilia
Là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực Huyết học - Truyền máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng là cơ sở đầu tiên triển khai điều trị dự phòng chảy máu. Hiện nay, có khoảng 13% bệnh nhân Hemophilia mức độ nặng tại Trung tâm Hemophilia của Viện được điều trị theo phác đồ này với kết quả hết sức khả quan.
Cháu Nguyễn Hoàng N. bắt đầu được tiêm yếu tố đông máu dự phòng từ năm 2019. Trước đây, hầu như tuần nào cháu cũng bị chảy máu bên trong các khớp tay, khớp chân. Cậu bé không chỉ phải chịu đau đớn mà còn không đi lại được. Cháu chỉ có thể di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn, càng chẳng thể đi học và chơi đùa, chạy nhảy cùng các bạn.
Ông nội Nguyễn Hoàng N. tâm sự: "Cháu đau rồi khóc suốt mấy ngày liền và phải nằm viện, nhanh thì 3 - 4 ngày, lâu thì cả tuần. Mẹ phải nghỉ làm, con không được đi học, tôi rất khổ tâm. Tôi không biết sau này cháu sẽ sống như thế nào? Nếu bây giờ không được đi học, không có văn hóa trong khi đi lại khó khăn thì làm sao cháu đi làm để nuôi sống bản thân được?".
Nhưng gần 3 năm qua, cháu Nguyễn Hoàng N. được tiêm yếu tố đông máu định kỳ 1-2 lần/ 1 tuần nên rất hiếm khi bị chảy máu, cũng không phải nằm viện. "Tiêm dự phòng có rất nhiều ý nghĩa với gia đình tôi. Cháu không phải chịu đau đớn về thể xác, tinh thần thì thoải mái vui vẻ. Hiện giờ, cháu có thể bơi lội, đạp xe, tự đi học được, bắt nhịp được với bạn bè cùng trang lứa. Nguyện vọng của gia đình và tất cả bệnh nhân hemophilia là được tiêm dự phòng đều đặn để các cháu có hy vọng vào tương lai" - ông nội cháu chia sẻ.
Những cậu bé hemophilia có thể hy vọng vào tương lai nhờ được điều trị dự phòng chảy máu. Ảnh: BVCC
Trở ngại lớn nhất khi triển khai điều trị dự phòng là chi phí điều trị. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, khi người bệnh được điều trị dự phòng sẽ hạn chế được các biến chứng và tình trạng chảy máu nặng, giúp tiết kiệm chi phí điều trị biến chứng, giảm tỷ lệ tàn tật, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh cũng như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đã có rất nhiều người bệnh hemophilia do không được điều trị đầy đủ, kịp thời dẫn đến những biến chứng nặng nề và lúc này đòi hỏi chi phí y tế vô cùng tốn kém. Điển hình là trường hợp anh Phan Hữu Nghiêm (điều trị tại TP. Hồ Chí Minh), trong vòng 6 năm từ 2015 - 2021, anh đã phải nhập viện 29 lần, trải qua 25 lần phẫu thuật với tổng chi phí điều trị lên tới 35,35 tỉ đồng. Trong đó, Bảo hiểm y tế (BHYT) phải chi trả số tiền 33,71 tỉ đồng. Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết anh Phan Hữu Nghiêm là trường hợp mà quỹ BHYT chi trả cho một người nhiều nhất tại TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay.
TS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW cho biết: "Điều trị dự phòng hiện là phương pháp duy nhất có thể thay đổi lịch sử điều trị hemophilia. Mặc dù chưa thể triển khai điều trị dự phòng liều tiêu chuẩn nhưng điều trị dự phòng liều thấp vẫn có hiệu quả nhất định và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Điều trị dự phòng đòi hỏi tiêm bổ sung tác nhân đông máu định kì, vì vậy điều kiện cần thiết để triển khai được là phải có sẵn chế phẩm tại nhà hoặc tại y tế cơ sở. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong chờ các cơ quan chức năng cho phép điều trị tại y tế cơ sở, đó là bước rất quan trọng để điều trị dự phòng thành công tại Việt Nam".
Hướng tới ngày hemophilia thế giới - 17/4
Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) và mới có khoảng trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị. Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu. Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ.
Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Chảy máu ở người bệnh hemophilia cần được điều trị bằng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi chảy máu) để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…
Với mục tiêu nâng cao nhận thức về hemophilia và các rối loạn chảy máu, năm 1989, Liên đoàn Hemophilia Thế giới đã chọn ngày 17/4, ngày sinh của ông Frank Schnabel, người sáng lập Liên đoàn là Ngày Hemophilia Thế giới.
Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm Ngày Hemophilia thế giới 17/4 được tổ chức tại hơn 100 quốc gia thành viên của Liên đoàn Hemophilia thế giới, là dịp để toàn xã hội thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng người có rối loạn chảy máu trên toàn cầu.
Nhân dịp ngày Hemophilia Thế giới - 17/4, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Hội Rối loạn đông máu Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động hướng tới người bệnh:
Chương trình tư vấn: "Cùng người có hemophilia hướng tới tương lai", chuyên đề "Điều trị dự phòng".
Chương trình giao lưu "Hãy yêu nhau đi" với thông điệp "Tình yêu thương vốn chứa đựng Sức mạnh đặc biệt".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa Thu Đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.
VTV.vn - Nouri Colos là dòng sữa non công thức bổ sung dinh dưỡng giúp kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân ổn định.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thời điểm ăn cũng tác động đến quá trình giảm cân không thua kém những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.