Tăng hấp thụ vốn cho nền kinh tế

Chí Sơn-Thứ sáu, ngày 08/09/2023 21:20 GMT+7

VTV.vn - Sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn đang khá yếu, vì vậy cần phải có giải pháp hiệu quả.

Chưa bao giờ ngành ngân hàng lại có tình trạng dư thừa tiền như hiện tại, tình trạng này còn khó để giải quyết hơn thiếu tiền. Từ nay đến cuối năm, dự kiến còn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân.

Là một trong những ngành có thâm dụng vốn và lao động lớn, nhưng hiện tại ngành dệt may đang phải đối mặt với cùng lúc 2 nguy cơ: sụt giảm cả đơn hàng lẫn đơn giá.

"Khi doanh nghiệp không có những cơ hội sản xuất kinh doanh khả dĩ thì họ không vay tiền làm gì dù lãi suất có giảm", ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết.

Không chỉ dệt may, mà nhiều ngành nghề khác cũng đang gặp khó khăn về thị trường, tiêu thụ đầu ra. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như vay mới, khiến các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc tăng tín dụng mới.

Tăng hấp thụ vốn cho nền kinh tế - Ảnh 1.

ừ nay đến cuối năm, dự kiến còn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

"Mặc dù vẫn giải ngân ra nhưng số trả nợ vào cũng xấp xỉ, ngang ngang, không thể đi lên được cho thấy cầu tín dụng rất yếu, không chỉ doanh nghiệp, mà cả người dân", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Tiên phong, cho hay.

"Thừa tiền khó hơn nhiều so với thiếu tiền. Các ngân hàng thương mại nói vui là đang thừa tiền, giống như các doanh nghiệp đang tồn kho hàng hóa, ngân hàng cũng đang tồn kho tiền", ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nói.

Vậy cách thức thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế như thế nào và gỡ từ đâu hiện là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

"Cần có giải pháp, cách tiếp cận khác thì mới gỡ được vấn đề. Tôi mong Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng can đảm lên, tiếp cận doanh nghiệp không phải theo nghĩa đánh giá triển vọng, khó khăn bằng con số, mà bằng xu hướng, bằng tiềm năng", TS. Trần Đình Thiên, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nêu quan điểm.

"Rất mong được tập trung vào đầu tư công, hoặc chú trọng nhà ở xã hội, bất động sản đang khó khăn, như bất động sản công nghiệp", bà Phạm Thị Ngọc Thủy, chuyên gia Phát triển khu vực tư nhân, Giám đốc Văn phòng Ban IV, đề xuất.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn...; đồng thời cũng phải quan tâm cung ứng tín dụng cho các khu vực khác để "góp gió thành bão", thúc đẩy kinh tế hồi phục, phát triển.

Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đạt hơn 39% kế hoạch Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đạt hơn 39% kế hoạch

VTV.vn - Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2023 đạt 39,6% kế hoạch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước