TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Di sản văn hóa - Nền tảng phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện, bền vững

Mỹ Nga, Bảo AnhCập nhật 14:56 ngày 30/07/2024

VTV.vn - Công tác Bảo tồn di sản tại Thừa Thiên Huế là vừa bảo vệ các công trình kiến trúc gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa tinh thần.

Ðại diện UNESCO tại Việt Nam từng đánh giá, Quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những di tích được bảo tồn hiệu quả nhất, cả về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác. Do đó trong nhiều năm qua, công tác Bảo tồn di sản tại địa phương này luôn phải tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt theo cam kết của UNESCO, đó là vừa bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đồng thời đi đôi với phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam, Quần thể di tích Cố đô Huế đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và giai đoạn 2010 - 2020). Trải qua thời gian, đã có hàng trăm công trình di tích tại Cố đô Huế được bảo quản, tu bổ, phục hồi trong đó có nhiều công trình lớn, có giá trị tiêu biểu cả về lịch sử và nghệ thuật. Các di sản văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng nghiên cứu bảo tồn một cách bài bản và trùng tu phát huy hiệu quả.

Hiện nay, công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Y Dược công nghệ cao trong kỷ nguyên mới

VTV.vn-Hướng tới kỷ niệm 30 ngày thành lập trường Đại học Duy Tân (1994-2024), Hội nghị khoa học Y Dược Duy Tân mở rộng năm 2024 đã được tổ chức tại Đà Nẵng vào sáng nay, 28-9-2024