Ngày 9/3, Arab Saudi bất ngờ hạ giá bán dầu xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua, đồng thời tăng sản lượng khai thác. Động thái nhằm đáp trả Việt Nam cương quyết không giảm sản lượng dầu. Hệ quả, giá dầu thế giới mất hơn 20% giá trị, thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc.
Những ngày qua, không chỉ thị trường dầu mỏ chứng kiến những phiên sụt giảm kỷ lục mà các thị trường chứng khoán thế giới cũng chao đảo vì lo ngại về những tác động kép từ cuộc chiến giá dầu cũng như từ dịch bệnh COVID-19. Mặc dù đã có những dấu hiệu hồi phục trong 2 ngày gần đây nhưng giá dầu thế giới vẫn đang chứng kiến đà giảm giá hàng tuần sâu nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Đã có những dự báo cho rằng, tới tháng 4 năm nay, thị trường dầu sẽ chứng kiến tình trạng dư cung cao trong lịch sử. Dự báo này được đưa ra dựa trên thực tế mọi giới hạn sản lượng đã bị dỡ bỏ sau những mâu thuẫn và bất đồng giữa các nước thành viện OPEC và các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC. Trong khi nhu cầu dầu mỏ sụt giảm mạnh chủ yếu do tác động của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, cuộc chiến giá dầu này sẽ đưa các quốc gia liên quan tới đâu, họ có thể duy trì thiệt hại ở mức độ nào để có thể hạ gục đối phương? Và hơn cả, những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới, vốn đã nghiêng ngả vì dịch COVID-19 sẽ như thế nào? Mời quý độc giả quan tâm cùng theo dõi qua video:
Toàn cảnh thế giới - 15/3/2020
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!