Theo đó, Mỹ đã quyết định tăng thuế lên tới 25% đối với thép, và 10% đối với nhôm của các đồng minh châu Âu và cả 2 láng giềng của mình là Canada và Mexico. Không mất nhiều thời gian, châu Âu áp mức thuế trả đũa 25% lên số hàng hóa trị giá 2,8 tỷ Euro của Mỹ xuất khẩu sang EU. Canada và Mexico cũng tung biện pháp trả đũa.
Không chỉ là với đồng minh, Mỹ cũng đối đầu trực tiếp với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, bằng cách áp thuế 2 lần trị giá 200 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc áp thuế trả đũa với quy mô và độ mạnh tương đương. 3 vòng đàm phàn giảm căng thẳng thương mại trước đó giữa hai bên bỗng chốc trở nên vô giá trị.
Lý giải cho hành động này, Tổng thống Trump đã ví von: "Chúng ta đang là con heo đất mà mọi người móc trộm. Điều đó sẽ chấm dứt".
Xử lý thâm hụt thương mại vốn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump ngay từ những ngày đầu cầm quyền. Đối với Mỹ, thuế quan là công cụ đưa cán cân thương mại trở lại cân bằng và bảo vệ lợi ích của Mỹ.
Chưa ai biết được những danh sách đánh thuế, trả đũa giữa các bên sẽ còn dài đến đâu hay liệu thuế quan chỉ là cách thức mà một bậc thầy đám phán như Tổng thống Trump sử dụng để gây sức ép và tái đàm phán những thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ. Nhưng nó đang kéo theo những rạn nứt và căng thẳng chưa có điểm dừng giữa Mỹ và nhiều nước lớn trên thế giới.
Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ thực sự diễn ra trong thời gian tới? Những hệ quả nào nếu cuộc chiến này xảy ra? Tác động thế nào đến kinh tế thế giới cũng như Việt Nam?
Tất cả những câu hỏi trên, phần nào sẽ có trong chương trình Toàn cảnh thế giới ngày 24/6.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!