Mặc dù lũy kế ca bệnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng năm nay số ca mắc bệnh nặng, đặc biệt ở bệnh tay chân miệng đang là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ dự báo, nguy cơ "dịch chồng dịch" có thể xảy ra nếu không có các giải pháp phòng, chống kịp thời.
Tay chân miệng bùng phát, sốt xuất huyết tiềm ẩn nguy cơ
Những ngày gần đây, số ca bệnh tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang gia tăng nhanh chóng. Tại một số bệnh viện tuyến cuối, số lượng trẻ nhập viện điều trị tăng gấp 3-4 lần so với 1 tháng trước. Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện điều trị cho khoảng 200 trẻ mắc tay chân miệng. Số trẻ mắc mới nhập viện cũng gia tăng mỗi ngày, đặc biệt số ca nặng cũng không ngừng tăng. Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, chuyển độ đột ngột. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ mới 6 tháng tuổi, được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 1 tại bệnh viện địa phương sau khi bị sốt 3 ngày. Tuy nhiên, 1 ngày sau trẻ đã chuyển sang độ 4, suy hô hấp, tím tái, trụy tim mạch và được chuyển viện lên tuyến trên. Tại đây các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, lọc máu liên tục mới có thể giữ được tính mạng cho trẻ.
Tình hình tương tự tại Khoa Nhi C, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, 40/50 giường bệnh đã kín bệnh nhi điều trị tay chân miệng. Hầu hết các bệnh nhi đều mắc tay chân miệng độ 2a. Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng không ngừng gia tăng, các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng các phương án tăng thêm giường bệnh, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo điều trị kịp thời cho trẻ.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong tháng 6, toàn Thành phố ghi nhận 2.690 ca mắc tay chân miệng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố có 4.500 trẻ mắc tay chân miệng. Tuy số ca mắc thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus (EV71) - chủng virus có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018, ngành Y tế dự báo số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP. Hồ Chí Minh có 8.519 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, Sở Y tế dự báo, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh hàng năm tại Thành phố, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao trong tháng 7 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10. Trong khi đó, qua giám sát điểm nguy cơ của Sở Y tế, có đến 48% điểm nguy cơ trên địa bàn (49/103 điểm) có lăng quăng (bọ gậy). Đơn cử như khi kiểm tra 3 điểm nguy cơ tại Phường 11, Quận 3 thì cả 3 điểm đều có lăng quăng gồm: 1 hộ dân, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ và 1 ngôi chùa. Tương tự, 3 điểm nguy cơ tại phường An Lạc, quận Bình Tân cũng đều phát hiện lăng quăng. Lăng quăng được phát hiện trong các vật chứa là lốp xe hỏng, tấm đậy trên phuy nước, các vũng nước đọng ở chợ, khu dân cư…
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh nhận định, đây là con số đáng báo động bởi tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa khi Thành phố chính thức bước vào mùa mưa. "Nếu không có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ thì nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát sẽ hiện hữu", Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại.
Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp
Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ tháng 5. Đối với sốt xuất huyết, một trong các giải pháp quan trọng là phân loại đúng, xử lý dứt điểm các điểm nguy cơ gây dịch tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn về điều trị cũng như can thiệp phòng bệnh tại cộng đồng; tiếp tục vận dụng mô hình phân tầng vào công tác thu dung điều trị, duy trì hoạt động Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết của Sở Y tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho công tác điều trị, đồng thời tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ đối với người mắc sốt xuất huyết nhằm đảm bảo kịp thời cứu sống người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã tăng cường hoạt động giám sát các điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Tất cả các điểm nguy cơ có lăng quăng đều đã được các Trạm Y tế hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tổng vệ sinh, dọn dẹp, xử lý vật chứa và sẽ tái giám sát sau một tuần. Những điểm nguy cơ mà không tuân thủ hướng dẫn xử lý sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng, khó xử lý, Sở Y tế đã có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để có hướng chỉ đạo xử lý.
Đối với dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kịch bản ứng phó gồm 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Thành phố cũng thành lập Tổ chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến hoặc ca khó với các cơ sở y tế trong Thành phố và các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam nhằm đảm bảo công tác chuyển viện an toàn. Sở Y tế phân công các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện thuộc tỉnh/thành phố phía Nam về công tác điều trị bệnh tay chân miệng để xử trí kịp thời, hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.
Ngành Y tế cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Thông tin về dịch bệnh, các biện pháp phòng bệnh được cập nhật hàng ngày với những hình thức truyền thông đa dạng như: video phóng sự, đăng tin trên Fanpage, Tiktok, xe loa cổ động, phát thanh, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, truyền thông nhóm, nói chuyện sức khỏe... nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cũng như cập nhật các kiến thức về dấu hiệu chuyển nặng cho người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.