Cao khỉ = hết biếng ăn, thể trạng tốt?
Dù đã lên 3 tuổi nhưng bé Nam Anh nhà chị Nguyễn Thị Hằng (Đống Đa, Hà Nội) vẫn còi, nhẹ cân. So với bạn bè cùng trang lứa, chiều cao của bé thấp hơn cả một cái đầu. "Cháu nó chẳng chịu ăn uống gì cả nên mới gầy bé như vậy, chứ vợ chồng tôi đều cao ráo cả. Mà có phải bố mẹ không chịu chăm đâu, cũng thuốc men đủ cả nhưng chẳng ăn thua. Uống thuốc thì chỉ có tác dụng lúc đấy thôi, hết thuốc là biếng ăn trở lại", chị Hằng cho biết.
Trong một lần tình cờ, "lang thang" trên các diễn đàn mạng, chị vô tình đọc được chia sẻ của một mẹ cũng có con chậm lớn như Nam Anh. Theo chị này, trước đây, con chị cũng thuộc dạng biếng ăn, thế nhưng, từ ngày cho dùng cao khỉ thì mọi sự đã khác. Bé đó ăn ngon miệng hơn, bữa cơm đỡ phải hò hét mà quan trọng hơn là nhờ đó mà khỏe mạnh, cao lớn.
Tham khảo thêm ý kiến của mẹ đẻ, chị Hằng được biết, ở quê chị hiện nay cũng có nhiều người cho con ăn cao khỉ để kích thích ăn uống, tăng cường thể lực. Vậy là, chị Hằng cũng nhờ đặt cho 1 lạng cao khỉ cho bé ăn. Cũng đã gần một tháng rồi nhưng về cơ bản là vẫn chưa thấy chuyển biến tích cực nào. "Nghe mẹ tôi nói, cao khỉ là thuốc Đông y nên tác dụng của nó phải từ từ chứ không hiệu quả ngay lập tức như Tây y được nên cả gia đình vẫn đang cố gắng kiên trì", chị Hằng cho biết.
Thực tế, trên nhiều diễn đàn, bên cạnh những bài thuốc Tây y, các mẹ còn truyền tai nhau cách bồi bổ thể trạng cho trẻ bằng Đông y, trong đó có cao khỉ. Theo đó, chỉ cần lấy một chút cao khỉ, khoảng bằng đầu đũa, đem hấp với mật ong ăn mỗi ngày 2 lần, sau một thời gian trẻ sẽ hết biếng ăn, thể trạng sẽ được cải thiện, hồng hào, béo tốt hơn. Nếu không muốn hấp với mật ong, có thể cho trẻ ngậm trực tiếp trong miệng cho đến khi tan.
Lợi bất, cập hại
Đó là nhận định của lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình khi nhắc đến tác dụng của cao khỉ với trẻ nhỏ. Theo lương y Bùi Hồng Minh, cao khỉ có 2 loại: một là cao toàn tính (nấu bằng toàn bộ con khỉ, trừ lục phủ, ngũ tạng) và hai là cao xương khỉ (chỉ nấu bằng xương). Về cơ bản, hai loại cao này có tác dụng tương đối giống nhau.
Cao khỉ có vị hơi chua, tính bình, từ xa xưa đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho những người phụ nữ kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng ghi nhận ở nữ giới và hiện giờ không có tài liệu nào nói rằng nó có tác dụng đối với trẻ nhỏ.
Bàn về các loại cao nói chung và cao khỉ nói riêng, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh: đối với những thể trạng đang trong quá trình phát triển như trẻ nhỏ, tốt nhất là không nên dùng cao, bởi lẽ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nhiều trường hợp không thể tiêu hóa hết những chất dinh dưỡng có trong đó. Mà nếu không tiêu hóa hết, nó sẽ sinh táo bón, nóng trong, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đặc biệt, nếu sử dụng cao thường xuyên, một số cơ quan chức năng của trẻ sẽ "lười" sản xuất ra các kháng thể bảo vệ cơ thể (do các kháng thể này đã được cao cung cấp), không tốt cho sự phát triển. Hơn nữa, dù là vị thuốc được đánh giá là khá lành tính, thế nhưng, cao khỉ vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, ngay cả trên thể trạng của người đã trưởng thành.
Ngoài các lý do trên, lương y Bùi Hồng Minh cũng nhấn mạnh hiện nay, tình trạng sản xuất cao ở nước ta khá bát nháo do không có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Hầu hết, các cơ sở bán cao đều nói cao của mình 100% nguyên chất, thế nhưng, thực sự thì có rất nhiều cao bị làm giả, bị trộn các hợp chất khác vào để gia tăng lợi nhuận. Nếu không may mua nhầm loại cao này cho trẻ, nguy hại còn tăng gấp nhiều lần.
Cũng chính vì những lý do trên, lương y Bùi Hồng Minh cho rằng các mẹ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định bồi bổ cơ thể cho trẻ bằng cao khỉ, nhất là khi giá của một lạng cao khỉ khá cao, từ vài trăm đến cả triệu đồng/lạng. Trong khi đó, với số tiền này, chúng ta hoàn toàn có thể tẩm bổ cho trẻ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng lành tính khác.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.