Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes là nguyên nhân gây nên hội chứng "sốc độc" đặc biệt hiếm gặp. Và trong số 40 trường hợp được báo cáo ở Anh mỗi năm, có từ 2-3 trường hợp tử vong.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng khoảng một nửa số trường hợp có liên quan đến việc phụ nữ sử dụng băng vệ sinh.
Thông thường, người dùng có thói quen để băng vệ sinh từ 4-8 giờ đồng hồ, và nhiều người nghĩ họ chỉ cần thay băng trước khi đi ngủ thì vẫn tốt cho sức khoẻ, nhưng điều này có đúng không?
Bác sĩ Pari Ghodsi cho biết, quyết định này là chủ quan và hoàn toàn phụ thuộc vào chu kỳ của người phụ nữ.
Tuy nhiên, quyết định sử dụng băng vệ sinh dạng nút vào ban đêm thường khiến phụ nữ có những thắc mắc sau
1. Tôi có nên dùng băng vệ sinh qua đêm không?
"Một người phụ nữ có thể sử dụng các loại băng vệ sinh qua đêm, dùng liên tục giống như khoảng thời gian ban ngày vậy" - Tiến sĩ Ghodsi nói - "Sự lựa chọn của cô ấy sẽ phụ thuộc vào lượng kinh nguyệt. Nếu cô ấy ra nhiều kinh nguyệt, thì một chiếc băng vệ sinh dạng nút có thể không thấm được hết nếu để qua đêm".
2. Những rủi ro khi sử dụng băng vệ sinh qua đêm là gì?
Một số chuyên gia y tế không đồng ý với việc sử dụng băng vệ sinh dạng nút quá 9 giờ và khuyên bạn không dùng băng vệ sinh vào ban đêm. Tiến sĩ Dasha Fielder nói với tờ Mirror rằng giới hạn 8 giờ là quá dài.
"Bạn hoàn toàn không nên để băng vệ sinh dạng nút trong cơ thể qua đêm và thay vào đó lựa chọn băng vệ sinh dạng miếng trong khi ngủ. Bạn vẫn nên thay băng vệ sinh ba giờ một lần."
3. Hội chứng "sốc độc" là gì?
Theo NHS, hội chứng "sốc độc" (TSS) là một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và giải phóng độc tố có hại.
Nó thường liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh ở phụ nữ trẻ, nhưng hãy lưu ý: vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi - kể cả nam giới và trẻ em.
Trong khi các nhà khoa học nói rằng hội chứng "sốc độc" có thể gây tử vong, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân có cơ hội phục hồi hoàn toàn.
4. Các triệu chứng của TSS là gì?
Triệu chứng đầu tiên thường là sốt cao đột ngột, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 38,9 độ.
Các triệu chứng khác sau đó nhanh chóng theo sau trong vài giờ tới, bao gồm: buồn nôn và ói mửa, bệnh tiêu chảy, các triệu chứng giống như cúm (nhức đầu, đau cơ, đau họng và ho), ngất đi hoặc cảm thấy yếu ớt, chóng mặt hoặc không làm chủ được nhận thức trong thời gian ngắn, hay quên.
5. Khi nào cần tư vấn y tế
Nếu bạn cảm thấy cơ thể lên cơn sốt bất ngờ và một hoặc nhiều triệu chứng khác, NHS cho biết bạn có thể không mắc hội chứng "sốc độc". Tuy nhiên, các triệu chứng như thế này không bao giờ được bỏ qua và nếu bạn lo lắng, bạn nên tìm tư vấn y tế ngay lập tức. Liên hệ với bác sĩ gia đình của bạn hoặc các dịch vụ y tế ngoài giờ. Nếu bạn đang trong thời gian kinh nguyệt mà có những triệu chứng này, hãy ngừng sử dụng loại băng vệ sinh đó ngay lập tức và đến gặp bác sĩ.
6. Băng vệ sinh bằng bông dạng miếng và cốc kinh nguyệt
Các sản phẩm thay thế băng vệ sinh dạng nút như quần thời kỳ, băng vệ sinh bằng bông dạng miếng và cốc nguyệt san đang ngày càng phổ biến..
Các nhà nghiên cứu Pháp đã thử nghiệm 11 loại băng vệ sinh có độ thấm khác nhau và bốn loại cốc nguyệt san. Những gì họ tìm thấy là những loại băng vệ sinh bông dạng miếng thông thường tạo ra nhiều độc tố hơn vì chúng để lọt không khí vào trong âm đạo nhiều hơn, điều này không tốt.
Đối với cốc nguyệt san, mức độ tìm thấy vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn gây nên hội chứng sốc độc TSS-1 trong cốc cao hơn trong băng vệ sinh dạng nút; kích thước cốc lớn hơn có mức vi khuẩn do được cao nhất và những vi khuẩn tụ cầu vàng vẫn còn trên các cốc đến tám giờ kể cả sau khi chúng được rửa bằng nước 3 lần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.