Bà Rebecca Robbins, một nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham ở Boston, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ, cho biết: "Có quan điểm cho rằng nếu thuốc này có thành phần là tự nhiên thì nó không thể làm tổn thương sức khỏe người dùng".
"Sự thật là chúng tôi thực sự không biết tác động của melatonin về lâu dài, đối với người lớn hay trẻ em" - bà nói.
Tiến sĩ Cora Collette Breuner, Giáo sư khoa nhi tại Bệnh viện Nhi Seattle thuộc Đại học Washington, cho biết: "Mọi người nghĩ melatonin là một loại thảo mộc hoặc thực phẩm bổ sung, nhưng đó là một loại hormone. Vậy uống thuốc này có làm chậm quá trình dậy thì không? Nó có làm thay đổi sự xuất hiện kinh nguyệt ở bé gái không? Nó có ảnh hưởng đến những người mắc bệnh nội tiết tố như bệnh tuyến giáp không? Nó có ảnh hưởng đến một số bệnh khác có liên quan đến nội tiết tố như thiếu insulin và bệnh tiểu đường không?".
Melatonin là gì?
Melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng, nằm sâu trong não và được giải phóng vào máu. Mức độ melatonin điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể, hoặc nhịp sinh học, điều chỉnh nó theo ngày và đêm.
Được kích hoạt bởi bóng tối, việc sản xuất melatonin bị ngừng lại bởi ánh sáng. Đó là một trong những lý do mà các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tránh ánh sáng trước khi ngủ và không nên bật điện, bao gồm cả ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại và máy tính.
Theo bà Breuner, nghiên cứu cho thấy melatonin được sử dụng tốt nhất để điều trị mất ngủ hoặc khó vào giấc, tức là khoảng thời gian ai đó đi vào giấc ngủ. Do đó, nó thường được sử dụng để điều trị cho những người bị tác động của lệch múi giờ.
Theo một nghiên cứu năm 2018, người làm việc theo ca và "cú đêm", những người cần lùi giờ đi ngủ để dậy sớm đi làm cũng đã sử dụng thành công melatonin, nhưng kết hợp với liệu pháp hành vi.
Khi nói đến melatonin và trẻ em, "các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tác dụng của melatonin khác nhau ở mỗi trẻ do rối loạn giấc ngủ khác nhau và sự thay đổi trong nhịp sinh học" - bà Breuner nói.
Bà cho biết, trong 6 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về điều trị melatonin ở trẻ em, melatonin làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ, dao động từ 11 đến 51 phút.
"Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu rất nhỏ với kết quả rất khác nhau. Vì vậy, tôi lưu ý các bậc cha mẹ rằng các bạn cần theo dõi con mình xem chúng mất bao lâu mới chìm vào giấc ngủ. Đây không phải là thứ mà con bạn nên dùng mãi mãi. Không ai biết tác dụng lâu dài của việc dùng thuốc này đối với sự tăng trưởng và phát triển của con bạn".
Những điều chưa biết về melatonin
Theo Viện Y tế Quốc gia, việc sử dụng melatonin dường như "an toàn cho hầu hết trẻ em trong thời gian ngắn".
Nhưng cơ quan này cũng chỉ ra rằng "có những điều không chắc chắn về liều lượng sử dụng và thời điểm sử dụng, tác động của việc sử dụng melatonin trong thời gian dài và liệu lợi ích của melatonin có lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra hay không?".
Các tác dụng phụ được ghi nhận ở trẻ em bao gồm buồn ngủ, nhức đầu, kích động và tăng đái dầm hoặc đi tiểu vào buổi tối. Cũng có khả năng xảy ra phản ứng có hại với các loại thuốc kê đơn như thuốc dị ứng của trẻ em.
Cơ quan này cũng cảnh báo các chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nội tiết tố, "bao gồm tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt và sản xuất quá mức hormone prolactin" - nguyên nhân gây ra sự phát triển của vú và sữa ở phụ nữ.
Vì melatonin được bán dưới dạng thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc, các nhà sản xuất melatonin không chịu sự giám sát của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho con em sử dụng thường xuyên sản phẩm này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.