Năm 2018, cả nước có trên 4.800 trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70% so với năm 2009, có 12 bệnh nhân sốt rét ác tính, 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Đáng lo ngại là những năm gần đây, tại một số tỉnh, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum đã kháng thuốc Artemisin, tỷ lệ kháng thuốc tại Bình Phước là 31,6%, Quảng Nam 27,3%, Đắk Nông 26,1%, Gia Lai 22,2%...
Theo kế hoạch triển khai sử dụng thuốc Pyramax để điều trị bệnh nhân sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -Côn trùng Trung ương, nhu cầu thuốc Pyramax cần cung ứng của 2 tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 khoảng 23.300 viên (trong đó, tỉnh Bình Phước 18.000 viên, tỉnh Đắk Nông 5.300 viên). Viện sẽ làm đầu mối tiến nhận thuốc từ Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ và cấp phát theo kế hoạch được duyệt.
Theo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học tại hội thảo, để công tác phòng chống và loại trừ sốt rét thực sự đạt hiệu quả, cần phải tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến nắm được đầy đủ quy trình điều trị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng di dân biến động, đặc biệt phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng trị bệnh cho người dân.
Theo ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam: "Bệnh rốt rét là loại bệnh xuất hiện từ sớm, đây là loại bệnh có thể chữa trị được, bệnh phát triển mạnh là do người dân không ngủ màn, khi bệnh không điều trị kịp thời ở cơ sở y tế, do vậy phải đẩy mạnh công tác truyền thông ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người".
Thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, mỗi năm, cả nước có khoảng 10.000 trường hợp mắc sốt rét, 5.000 trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét và trên 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành tại 47 tỉnh, thành phố. Việt Nam đã đặt mục tiêu loại trừ sốt rét Plasmodium falciparum vào năm 2025 và loại trừ hoàn toàn sốt rét ở Việt Nam năm 2030.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội , tính từ 1/1-22/11, toàn thành phố đã ghi nhận 115 trường hợp mắc sởi.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.