Hoa hồng được coi là bà chúa của các loài hoa, bà chúa của sắc đẹp. Trên thế giới, đã có những đất nước một thời được coi là xứ sở của hoa hồng như Bun-ga-ri, Hà Lan, Pháp… Hoa hồng còn là nguyên liệu chính để sản xuất ra nước hoa tuyệt hảo mà hương thơm của nó rất quyến rũ.
Có thể nói, hoa hồng là loài hoa mà con người dành nhiều đất đai để trồng nó, thứ hoa thiên về sự ấm nồng. Hoa hồng có nhiều loại: hồng đỏ, hồng trắng, hồng đen, hồng xanh và hồng vàng. Loại đỏ và trắng thường được dùng làm thuốc. Về dược tính, hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc.
Theo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước Châu Á đã dùng nước hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời. Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tay, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu. Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều vitamin, đường, chất nhày, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu; ngoài ra còn làm nhuận tràng.
Tinh dầu hoa hồng là chất an thần, làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài tác dụng kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc trong các loại tinh dầu nên có thể dùng cho trẻ nhỏ.
Nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa, làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Có thể làm dầu hoa hồng tại nhà theo cách sau: Ngâm 2 nắm cánh hoa hồng đỏ mới hái vào dầu hạnh đào hoặc dầu hạt dẻ. Đun cách thủy ở 40oC khoảng 10 phút và ngâm tiếp từ 24 đến 48 giờ. Sau đó lọc và dùng như dầu mát - xa có hương thơm và dịu. Dầu này có thể để lâu được từ 3 đến 4 tháng.
- Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 - 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 - 20 phút, thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 - 3 lần trước bữa ăn.
- Tắm hoa hồng: Hoa hồng sau khi cắm xong, bứt lấy nguyên cánh cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm, kiên trì da sẽ mịn màng, tươi mát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.