Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài bổ dưỡng, nước cam còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư vú và ung thư ruột kết ở người trưởng thành.
Sau đây là những tác dụng không ngờ của cam:
Tốt cho xương, răng
Theo Boldsky, để bắt đầu một ngày làm việc tràn đầy năng lượng, bạn nên uống một cốc nước cam vào buổi sáng. Vì nó rất giàu vitamin C, tăng cường canxi giúp răng và xương mạnh khỏe. Cam cung cấp 6% lượng canxi mỗi ngày. Nước cam chứa nhiều canxi, do đó sẽ rất thích hợp cho những ai không thích sữa.
Tăng cường thể lực
Uống nước cam ở bất kỳ hình thức nào cũng không làm tăng lượng chất béo hoặc chất cholesterol trong nó. Nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, không nên để quá 30 phút để tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường.
Tăng cường miễn dịch
Ăn cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa. Những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.
Ngăn ngừa xơ cứng động mạch
Nếu thường xuyên ăn cam, tiêu thụ vitamin C sẽ giúp phát triển chậm bệnh xơ cứng động mạch.
Phòng chống ung thư
Trong quả cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Các vitamin C cao có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào cơ thể.
Giảm cholesterol
Quả cam là loại quả phổ biến nhất và là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C, đồng thời cam cũng chứa các hợp chất khác có thể giúp giảm sản xuất cholesterol ở gan.
Ngăn ngừa táo bón
Quả cam có có vị chua ngọt nên nó thực sự có tác dụng trong hệ thống tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm táo bón.
Tốt cho tim mạch
Một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam đã được biết là giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao.
Bảo vệ da
Trong cam có chứa các chất anti-oxidant, giúp bảo vệ làn da khỏi sự hư hại từ các gốc tự do để hạn chế và ngặn chặn quá trình lão hóa.
Giúp tóc đen óng mượt
Dùng 1 cốc nước cam, pha lẫn cùng 1 cốc nước lạnh trộn thêm 1 thìa mật ong. Đánh đều các hỗn hợp lên, sau đó dùng để gội lại tóc sau lần gội đầu bằng dầu, dùng khăn ủ tóc khoảng 5- 10 phút sau đó gội lại bằng nước ấm.
Những sai lầm cần tránh khi uống nước cam:
Uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh
Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do đó, thuốc khó được cơ thể hấp thu đầy đủ, bệnh thêm khó chữa. Tốt nhất nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh xong để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Uống nước cam ngay sau khi ăn no
Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu.
Uống nước cam vào buổi tối
Nước cam có tác dụng lợi tiểu. Do đó, uống nhiều loại trái cây này vào buổi tối sẽ gây tiểu đêm nhiều lần và mất ngủ.
Uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa.
Lưu ý:
- Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
- Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
- Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.
- Nên dùng cam vào buổi sáng và không nên uống vào lúc bụng đói.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.