Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec, gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là thuật ngữ chỉ trạng thái bệnh lý gan nhiễm mỡ đã bước sang giai đoạn thứ 2. Ở cấp độ này, hàm lượng mỡ thừa trong các mô gan chiếm từ 10 - 25% trọng lượng gan, mô mỡ đã lan sang tới các mô cơ hoành và đường bờ tĩnh mạch gan. Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 được đánh giá trong mức tình trạng bệnh trung bình, vẫn có thể chữa khỏi.
Ở cấp độ 2, bệnh lý gan nhiễm mỡ không có dấu hiệu cụ thể và rõ rệt. Vì vậy, rất khó để phát hiện bệnh lý nếu không chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể bỗng nhiên xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh nên nghi ngờ về khả năng mắc gan nhiễm mỡ cấp độ 2 và thực hiện thăm khám, xét nghiệm bệnh lý:
- Đau tức vùng bụng và sườn phía bên phải.
- Vàng da không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn, mất khẩu vị ăn.
- Cơ thể thường mệt mỏi, mất ngủ.
- Nước tiểu trở nên sẫm màu.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ói mửa.
Theo bác sĩ, gan nhiễm mỡ cấp độ 2 được đánh giá là chưa nguy hiểm trực tiếp đối với tính mạng của người bệnh, do bệnh lý vẫn đang ở trong tình trạng trung bình. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 - giai đoạn cuối cùng và cực kì nguy hiểm với người bệnh.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là có thể chữa khỏi được nếu khi được phát hiện kịp thời và có một phác đồ điều trị hợp lý. Việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng nhất có thể, nhằm giảm tối đa mức độ tổn thương mà gan có thể gặp phải, ngăn chặn khả năng phát triển của bệnh lý sang giai đoạn 3. Lúc này, nếu bệnh lý bước sang giai đoạn cuối, không những khó chữa khỏi mà còn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiêu cực cho gan như xơ gan, suy gan… thậm chí là ung thư gan.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ quá trình chữa trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng tốt và thực sự đem lại kết quả cho người bệnh. Trước khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, người bệnh nên tiến hành thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, tư vấn và kê đơn thuốc chính xác nhất.
Đối với người bệnh phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ của mình, nên lưu ý đến các vấn đề sau đây:
- Nên thăm khám và kiểm tra thêm các tình trạng về mỡ, lượng đường và các chức năng gan để đánh giá chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống như bia, rượu, đồ uống có ga. Nếu người bệnh có thể bỏ được sẽ là tốt nhất.
- Người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Nên hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, đồ chiên xào, nội tạng động vật (lòng, gan, dạ dày…), trứng gà, thịt đỏ và đồ ngọt. Thay vào đó, nên ăn đồ luộc, các loại rau củ quả xanh, không chứa dư lượng bảo quản thực vật để giảm tối đa lượng mỡ dư thừa cung cấp cho cơ thể.
- Có một lối sống lành mạnh và khoa học, đặc biệt với người bị gan nhiễm mỡ do béo phì, thừa cân. Người bệnh nên tăng cường tham gia vận động thể lực mỗi ngày như: chạy bộ, chơi thể thao, bơi lội hay tập dưỡng sinh đối với người cao tuổi,…
- Sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ gan như giải độc gan, hạ men gan, giảm mỡ gan… là thực sự cần thiết đối với người bệnh. Điều này giúp cải thiện cũng như hạn chế những tổn thương mà gan gặp phải, hỗ trợ quá trình điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Người đã từng hoặc đang mắc phải gan nhiễm mỡ cấp độ 2 cần thường xuyên thực hiện và thăm khám sức khỏe định kì để kiểm tra và đánh giá mức độ tiến triển của bệnh lý. Từ đó, tiếp tục đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.