Do những tiến bộ gần đây trong tiếp cận điều trị kháng virus (ART), những người có HIV dương tính hiện nay sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, khoa học đã xác nhận rằng ART ngăn ngừa lây truyền HIV. Ước tính có khoảng 21,7 triệu người được điều trị HIV trong năm 2017. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, chỉ có 59% trong tổng số 36,9 triệu người nhiễm HIV trong năm 2017 được điều trị ARV. Đã có tiến bộ đáng kể trong việc ngăn ngừa và loại bỏ lây truyền từ mẹ sang con và giữ cho các bà mẹ còn sống.
Dưới đây là 10 vấn đề của HIV/AIDS trên toàn cầu được Tổ chức Y tế thế giới công bố và cảnh báo:
HIV (Virust suy giảm miễn dịch ở người) tác động lên các tế bào của hệ miễn dịch
Nhiễm trùng dẫn đến sự suy giảm dần của hệ miễn dịch, phá vỡ khả năng của cơ thể để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) đề cập đến giai đoạn tiến triển của người bị nhiễm HIV, được xác định khi có sự xuất hiện của bất kỳ một trong hơn 20 bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh ung thư có liên quan.
HIV có thể lây truyền theo nhiều cách
- Lây truyền giữa mẹ và con trong thai kỳ, sinh con và cho con bú.
- Quan hệ tình dục không được bảo vệ (âm đạo hoặc hậu môn) hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.
- Truyền máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm hoặc cấy mô bị nhiễm.
- Dùng chung các thiết bị tiêm chích bị nhiễm (kim tiêm, ống chích) hoặc thiết bị xăm mình.
- Sử dụng dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm và các dụng cụ sắc bén khác.
36,9 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới
Trên toàn cầu, ước tính có 36,9 triệu người (31,1–43,9 triệu người) sống chung với HIV trong năm 2017, 1,8 triệu (1,3–2,4 triệu) người trong số này là trẻ em. Đa số những người nhiễm với HIV sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người (1,4–2,4 triệu người) mới nhiễm HIV vào năm 2017. Cho đến nay, ước tính có khoảng 35 triệu người đã tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV, riêng năm 2017 ước tính đã có 940.000 (670.000–1,3 triệu) trường hợp tử vong.
Có nhiều cách để ngăn ngừa lây nhiễm HIV
- Thực hành hành vi tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.
- Xét nghiệm và điều trị các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV để ngăn ngừa lây truyền sang người khác.
- Tránh tiêm chích ma túy, hoặc nếu phải làm, luôn luôn sử dụng kim tiêm và ống chích vô trùng.
- Đảm bảo rằng bất kỳ máu hoặc sản phẩm máu nào đều được xét nghiệm HIV.
- Cắt bao quy đầu tự nguyện nếu sống ở một trong 14 quốc gia châu Phi nơi can thiệp này được thúc đẩy.
- Điều trị kháng retrovirus bắt đầu càng sớm càng tốt cho sức khỏe của chính người bị nhiễm và ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
- Dự phòng trước phơi nhiễm khi tham gia vào hành vi nguy cơ cao; dự phòng sau phơi nhiễm nếu có nguy cơ đã tiếp xúc với nhiễm HIV.
Điều trị kháng retrovirus (ART) ngăn ngừa HIV nhân lên trong cơ thể
Nếu sự sinh sản của HIV dừng lại, thì các tế bào miễn dịch của cơ thể có thể sống lâu hơn và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Hiệu quả điều trị ARV làm giảm lượng virus trong cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền cho bạn tình. Trong một cặp vợ chồng, nếu một người dương tính với HIV và điều trị ARV có hiệu quả, khả năng lây truyền qua đường tình dục cho người còn lại có thể giảm tới 96%. Mở rộng phạm vi điều trị HIV góp phần vào nỗ lực phòng chống HIV.
Tính đến cuối năm 2017, đã có 21,7 triệu người đã nhận được ART trên toàn thế giới
Trong số này, gần 20 triệu người sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới đã phát hành ấn bản thứ hai của "Hướng dẫn hợp nhất về sử dụng thuốc kháng virus để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV." Những hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị mới, bao gồm khuyến cáo cung cấp ARV suốt đời cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú đang sống chung với HIV, bất kể số lượng tế bào CD4 càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán.
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã mở rộng các khuyến cáo trước đó để đưa ra dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho những người được chọn có nguy cơ nhiễm HIV cao. Phác đồ điều trị bậc 1 thay thế cũng đã được khuyến cáo.
Xét nghiệm HIV có thể giúp đảm bảo điều trị cho những người có nhu cầu
Tiếp cận xét nghiệm HIV và thuốc điều trị cần được đẩy nhanh để đạt mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030. Xét nghiệm HIV vẫn còn hạn chế, ước tính khoảng 25% người nhiễm HIV hoặc 9,4 triệu người vẫn chưa được chẩn đoán và không biết bị nhiễm HIV. Tổ chức Y tế thế giới đang đề xuất các phương pháp tự kiểm tra HIV nhằm tăng cường dịch vụ xét nghiệm HIV cho những người không được chẩn đoán.
Ước tính có 1,8 triệu trẻ em đang sống chung với HIV
Theo số liệu năm 2017, hầu hết những trẻ em này sống ở vùng cận sa mạc Sahara, Châu Phi và bị lây nhiễm do lây truyền từ mẹ có HIV dương tính trong thai kỳ, sinh con hoặc cho con bú. Gần 110.000 trẻ em (63.000-160.000) đã trở thành người mới nhiễm HIV trong năm 2017 trên toàn cầu.
Loại bỏ sự lây truyền từ mẹ sang con đang trở thành hiện thực
Việc tiếp cận các biện pháp can thiệp phòng ngừa lây nhiễm HIV vẫn còn hạn chế ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giữ cho các bà mẹ còn sống đã đạt những tiến bộ đáng kể. Năm 2017, 8/10 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, tương ứng 1,1 triệu người, đã nhận được thuốc kháng retrovirus trên toàn thế giới.
Năm 2015, Cuba là quốc gia đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đã loại bỏ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con. Đến cuối năm 2017, đã có 10 quốc gia được xác nhận để loại bỏ HIV từ mẹ sang con.
HIV là yếu tố nguy cơ lớn nhất để bệnh lao phát triển
Trong năm 2016, ước tính khoảng 1 triệu trong số 10,4 triệu người đã phát triển bệnh lao trên toàn thế giới có HIV dương tính và đã có khoảng 370.000 ca tử vong do bệnh lao xảy ra ở những người sống chung với HIV. Khu vực châu Phi chiếm 86% số ca tử vong do lao có liên quan đến HIV.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.