Điều động gần 30.000 nhân lực hỗ trợ các địa phương chống dịch COVID-19:
Để đáp ứng nhân lực cho công tác phòng, chống dịch, điều trị người bệnh COVID-19 tại các điểm nóng về dịch như Bắc Giang, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ... trong năm 2021, Bộ Y tế đã điều động gần 30.000 nhân lực y tế là cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ, giảng viên, sinh viên khối ngành y đồng hành cùng các địa phương chống dịch.
Đoàn cán bộ, nhân viên y tế Quảng Ninh hỗ trợ chống dịch.
13 Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 được thành lập:
Với mục tiêu giảm tử vong cho người bệnh mắc COVID-19, Bộ Y tế đã thiết lập 13 Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ và Vĩnh Long.
Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP. Hồ Chí Minh.
Các Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 tại các địa phương.
Nhiều sáng kiến "cái khó ló cái khôn" trong điều trị COVID-19:
Đối với công tác điều trị người bệnh COVID-19, các y bác sĩ vừa phải đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho người bệnh, vừa phòng lây nhiễm trong quá trình làm việc.
Để giảm bớt áp lực này, các bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế đã ứng dụng các công nghệ và thiết bị như robot đưa vào hoạt động. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.
Robot của Bệnh viện Trung ương Huế được đưa vào hoạt động trong Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.
3 con robot được đưa tới phục vụ bệnh viện dã chiến, giúp y bác sĩ giảm áp lực khi hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị cũng như góp phần giảm lây lan COVID-19 ra cộng đồng.
Còn tại Bệnh viện dã chiến số 6 TP. Hồ Chí Minh, cũng chính một bác sĩ đã nghĩ ra cách chia 1 bình oxy cho nhiều người để khắc phục tình trạng thiếu oxy trong những ngày dịch bệnh căng thẳng.
Không chỉ chia bình oxy, một số bệnh viện còn chia cả máy ECMO cho 2 sản phụ để cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Với các nhân viên y tế không chỉ sẵn sàng lên đường vào các vùng nguy hiểm của dịch, mà sức sáng tạo "bất đắc dĩ" của các y bác sĩ còn giúp nâng cao năng lực điều trị tăng lên rất nhiều, cứu sống thêm nhiều bệnh nhân.
Thay đổi chiến lược: Điều trị F0 tại nhà và hỗ trợ túi thuốc A, B, C:
Trước số ca mắc COVID-19 tăng cao tại nhiều địa phương, giữa tháng 7/2021, Bộ Y tế đồng ý thí điểm cách ly F0 tại nhà, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai.
Đến nay, việc cách ly F0 tại nhà đã được nhân rộng ra nhiều địa phương khác. Việc triển khai cách ly F0 tại nhà trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao được các chuyên gia đánh giá là cách để giảm tải cho khối điều trị, đồng thời cũng tạo tâm lý thoải mái cho F0.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà. Các địa phương cũng triển khai các túi thuốc A, B,C điều trị cho F0 tại nhà.
Từ đó đến nay, các gói thuốc A, B và C đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, làm giảm chuyển nặng đối người F0 cách ly tại nhà, góp phần không nhỏ vào sự hồi phục của người bệnh.
Mạng lưới Trạm Y tế lưu động rộng khắp giúp quản trị F0, giảm quá tải cho tuyến trên:
Bộ Y tế chính thức ký ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 hết sức phức tạp hồi cuối tháng 8/2021. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thí điểm triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động. Chỉ trong thời gian ngắn, thành phố đã kích hoạt hơn 400 Trạm Y tế lưu động hỗ trợ việc cách ly F1, điều trị F0 tại nhà.
Sau TP. Hồ Chí Minh, các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ... cũng triển khai các Trạm Y tế lưu động để quản lý, theo dõi và điều trị F0 một cách hiệu quả, giảm gánh nặng cho các cơ sở thu dung, các bệnh viện điều trị COVID-19.
Đên nay, sau hơn 4 tháng triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước, các Trạm Y tế lưu động đã trở thành "cánh tay nối dài: chăm sóc F0 hiệu quả cho các địa phương.
Tiêm chủng phòng COVID-19 - Việt Nam về đích sớm:
Tính đến cuối tháng 12/2021, nước ta đã tiêm chủng hơn 146 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và trở thành nước thứ 52 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vaccine cho 70% dân số.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Hà Nội.
So với những dự báo trước đây, từ những nỗ lực vô cùng to lớn về tiếp cận nguồn vaccine, việc huy động lực lượng y tế triển khai tiêm cả ngày lẫn đêm, cùng sự hưởng ứng của đông đảo người dân, chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 tại Việt Nam đã về đích sớm.
Huy động sức mạnh cộng đồng tham gia chống dịch:
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, tinh thần cộng đồng vô cùng quan trọng.
Tháng 9/2021, hưởng ứng lời kêu gọi F0 khỏi bệnh cùng chống dịch của Bộ Y tế, đến nay, đã có gần 300 F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia chương trình "ATM F0 chống dịch" trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, 165 F0 đã nhận bàn giao công việc với các nhiệm vụ hậu cần, dọn vệ sinh, dọn phòng, lái xe, chăm sóc bệnh nhân…
Cũng trong tháng 8, 9/2021, ATM Oxy doanh nhân trẻ đã vận hành được 23 trạm lưu trữ và cung cấp oxy cho hơn 10.000 bệnh nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. ATM Oxy cam kết đảm nhận trọng trách cung cấp oxy cho hơn 400 trạm y tế lưu động, tương đương với việc hỗ trợ oxy cho 3.000 - 4.000 bệnh nhân mỗi ngày.
Nhiều hoạt động vì cộng đồng khác như ATM khẩu trang, ATM gạo... cũng được các nhóm, tổ chức, đơn vị... triển khai giúp đỡ người dân khó khăn trong dịch COVID-19.
Đẩy mạnh số hoá trong phòng chống dịch:
Việc đẩy mạnh số hoá trong các khâu quản lý dữ liệu sức khoẻ điện tử, điển hình như các ứng dụng PC-COVID, Sổ Sức khoẻ điện tử đã giúp người dân khai báo y tế và tích hợp thông tin tiêm chủng nhanh chóng.
Quá trình số hoá của ngành Y tế cũng giúp công tác khám chữa bệnh thông thường không bị gián đoạn. Tất cả những nỗ lực này đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.