Bia, rượu gánh nặng bệnh tật
Hơn 3 triệu người đã chết do uống rượu, bia trong năm 2016, tương ứng cứ 20 người tử vong thì có 1 người tử vong vì tác hại của rượu, bia. Hơn 3/4 số tử vong này là nam giới. Sử dụng rượu, bia ở mức có hại đã gây ra hơn 5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Trong số tất cả các trường hợp tử vong do rượu, 28% là do chấn thương như tai nạn giao thông, tự gây hại và bạo lực giữa các cá nhân; 21% do bệnh lý đường tiêu hóa; 19% do bệnh tim mạch, còn lại do các bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác.
Trên toàn thế giới, ước tính có 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ nghiện rượu, tỷ lệ nghiện rượu cao nhất ở khu vực Châu Âu (14,8% và 3,5%) và khu vực Châu Mỹ (11,5% và 5,1%). Chứng nghiện rượu phổ biến hơn ở các nước có thu nhập cao.
Cảnh báo mức tiêu thụ bia, rượu
Ước tính, thế giới có khoảng 2,3 tỷ người đang uống rượu. Rượu, bia được tiêu thụ bởi hơn một nửa dân số trong ba khu vực: Châu Mỹ, Châu Âu và Tây Thái Bình Dương. Châu Âu vẫn là khu vực có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù đã giảm hơn 10% kể từ năm 2010. Dự báo cho thấy: mức tiêu thụ rượu, bia trên toàn cầu tiếp tục tăng trong 10 năm tới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Tình trạng sử dụng rượu đáng báo động
Mức tiêu thụ trung bình hàng ngày của những người uống rượu là 33 gram cồn nguyên chất mỗi ngày, tương đương với 2 ly rượu vang (mỗi ly 150 ml), một chai lớn bia (mỗi chai 750 ml), hoặc hai ngụm rượu mạnh (mỗi ngụm 40 ml).
Trên toàn thế giới, có hơn một phần tư (27%) trẻ vị thành niên 15 - 19 tuổi trong nhóm người đang sử dụng rượu, bia, cao nhất là ở Châu Âu (44%), tiếp theo là Châu Mỹ (38%) và Tây Thái Bình Dương (38%), khảo sát những người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong độ tuổi này.
45% tổng số rượu được tiêu thụ trên toàn thế giới được ghi nhận dưới dạng rượu mạnh. Bia đứng hàng thứ hai (34%), sau đó là rượu vang (12%).
Cần sự chung tay để hạn chế sử dụng rượu, bia
Tất cả các nước trên thế giới có thể làm được nhiều hơn nữa để giảm chi phí xã hội và y tế cho việc sử dụng quá mức rượu, bia. Các hoạt động đã được chứng minh về chi phí - hiệu quả như tăng thuế đối với đồ uống có cồn, cấm hoặc hạn chế về quảng cáo rượu và hạn chế tính sẵn có của rượu.
Hầu hết các quốc gia (95%) đều có thuế tiêu thụ đặc biệt về rượu, nhưng chỉ có ít hơn một nửa các quốc gia sử dụng các chiến lược giá khác như: cấm bán giảm giá hoặc giảm giá theo khối lượng. Phần lớn các quốc gia có hạn chế về quảng cáo rượu, bia, nhưng lệnh cấm quảng cáo phổ biến nhất là đối với truyền hình và radio, ít phổ biến hơn đối với internet và các mạng truyền thông xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới mong muốn các nước trên thế giới triển khai các giải pháp sáng tạo như đánh thuế mạnh vào rượu, bia và hạn chế quảng cáo. Cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm 10% mức tiêu thụ rượu, bia trên toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2025. Giảm sử dụng quá mức rượu, bia sẽ giúp đạt được một số mục tiêu liên quan đến sức khỏe của các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bao gồm các mục tiêu về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, thương tích và ngộ độc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.