Nguyên nhân dẫn đến gãy xương
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, gãy xương thường là do tác động của một lực vào xương, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu gãy xương do lực trực tiếp thì đường gãy thường cắt ngang qua xương và ổ gãy ở ngay tại vùng bị tác động.
Gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở. Cả 2 trường hợp đều có thể là gãy xương biến chứng:
- Gãy xương kín: là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh ổ gãy không bị tổn thương hoặc tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.
- Gãy xương hở: là loại gãy xương khi có tổn thương ở bề mặt da thông với ổ gãy hoặc 1 đầu xương chòi ra ngoài. Gãy xương hở là 1 tổn thương nghiêm trọng vì nó không những gây chảy máu mà còn gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn nặng nề.
- Gãy xương biến chứng: cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy xương biến chứng khi có 1 tổn thương kèm theo như tổn thương dây thần kinh, mạch máu hay tổ chức cơ quan nào đó.
Triệu chứng nhận biết
TS.BS Lê Ngọc Duy cho biết: Những người bị gãy xương có triệu chứng như cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu "răng rắc" của xương gãy. Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đau tăng khi vận động. Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy. Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương. Có phản ứng tại chỗ gãy khi chạm nhẹ lên vùng bị thương. Biến dạng chi gãy: chi bị ngắn lại, gập góc hay xoắn vặn…
Đồng thời khi khám có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau. Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm bệnh nhân rất đau.
Có thể có triệu chứng của sốc. Tình trạng sốc thường xảy ra trong các trường hợp gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương.
TS.BS Lê Ngọc Duy cho biết thêm: Không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Để tìm ra những dấu hiệu của gãy xương phải chủ yếu dựa vào quan sát. Không vận động bất kì nơi nào của cơ thể nếu không cần thiết. Nếu có thể thì so sánh chi bị thương với chi lành.
Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 triệu chứng kể trên hoặc bệnh nhân có biểu hiện sốc hoặc nếu có nghi ngờ về tính nghiêm trọng của một chấn thương thì hãy xử trí như một trường hợp gãy xương.
Xử trí khi gãy xương rất cần thiết
TS.BS Lê Ngọc Duy lưu ý: Cần hạn chế di lệch của đầu xương gãy, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát khác tại vùng tổn thương. Gọi cấp cứu y tế.
Đánh giá và xử trí các vấn đề về đường thở, thở và tuần hoàn; đặc biệt trong các trường hợp gãy xương hở, xương chậu, xương đùi, đa chấn thương…
Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết. Băng kín các vết thương nếu có. Kiểm soát chảy máu. Cố định tạm thời xương gãy bằng nẹp hoặc băng ép. Thường xuyên nâng cao chi bị gãy sau khi cố định để giảm sưng nề.
Thường xuyên theo dõi bệnh nhân về tình trạng toàn thân.
Nguyên tắc cố định xương gãy khi xử trí gãy xương
- Nẹp sử dụng phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và vững chắc. Nẹp có thể làm bằng gỗ, tre, thanh kim loại…
- Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân, phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương. Có thể lấy bông hoặc vải để làm đệm lót
- Cố định trên và dưới vị trí xương gãy 1 khớp. Với gãy xương đùi phải bất động được 3 khớp
- Trường hợp gãy kín đặc biệt gãy xương đùi phải kéo liên tục bằng một lực không đổi.
- Trường hợp gãy xương hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong. Phải xử trí vết thương sau đó giữ nguyên tư thế gãy để cố định.
- Bất động ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc hoặc để duỗi thẳng và buộc vào người, chi dưới duỗi thẳng và buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.
Sau khi đã bất động xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị hoặc gọi cấp cứu y tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Với công thức chứa Fibregum B và Lactoferrin, gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+ là giải pháp giúp phòng chống sâu sún răng hiệu quả cho trẻ từ 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo khi liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân trẻ tuổi bị di chứng nặng nề do dị dạng mạch máu não.
VTV.vn - Bệnh nhi 12 tuổi được ghép thận từ người cho chết não tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã hồi phục sức khỏe và bắt đầu một cuộc sống mới, khỏe mạnh.
VTV.vn - Chó không chỉ giúp tinh thần của bạn phấn chấn hơn mà còn có khả năng phát hiện khi nào bạn bị ốm.
VTV.vn - Lingo, thiết bị đeo sinh học cá nhân của Abbott vừa được vinh danh tại Giải thưởng Sáng tạo CES 2025. Đây là công nghệ giúp người dùng cải thiện sức khỏe tổng thể.
VTV.vn - Khi đang dọn dẹp nhà, bệnh nhân N.T.T. (trú tại Phú Thọ) không may bị cục vôi tôi bắn vào mắt.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.