Theo các bác sĩ, gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín (phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương), gãy xương hở (phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra) thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún (hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại) thường xảy ra ở cột sống.
Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn. Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
Đối với trường hợp gãy xương tay
Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.
Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.
Đối với trường hợp gãy xương chân
Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu(gờ trên cùng của xương chậu) đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm và băng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.
Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trí trên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn. Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.
Đối với trường hợp gãy xương cột sống
Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.
Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.
Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.
IVF Bảo Sơn mang đến cơ hội vàng cho 100 cặp vợ chồng với ưu đãi miễn phí thủ thuật IVF trị giá 54 triệu đồng. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ.
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.