Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ biểu hiện cũng giống như các bệnh do virus thông thường nên dễ nhầm lẫn, bỏ sót những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Vì vậy cha mẹ trẻ cần quan tâm, chăm sóc trẻ tốt nhất giúp trẻ sớm phát hiện và vượt qua giai đoạn bệnh nguy hiểm.
Cụ thể hơn, cử nhân điều dưỡng Trịnh Thị Thu Chung, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết:
Đối với trẻ mắc sốt xuất huyết Dengue, triệu chứng điển hình là sốt nên dễ nhầm lẫn với các bệnh do virus thông thường.
Kèm theo đó, trẻ có đau đầu, mỏi người, phát ban, chảy máu cam, chân răng và đi ngoài phân đen tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu: Trẻ thường chỉ có biểu hiện sốt cao 39 - 40 độ liên tục trong 2 - 3 ngày đầu kèm đau đầu, mỏi người.
Giai đoạn nguy hiểm: Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ sẽ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn, chảy máu cam, chân răng, đi ngoài ra máu, phân đen, xuất huyết dưới da… Trẻ có thể có rối loạn huyết động và tiểu cầu giảm thấp.
Giai đoạn phục hồi: Trẻ hết sốt, tiểu nhiều, huyết động ổn định, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, xét nghiệm tiểu cầu tăng dần.
Sốt xuất huyết nếu không được theo dõi và điều trị phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể hết sốt từ ngày thứ 3 nhưng nếu không phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như ngủ nhiều, li bì, tiểu ít, quấy khóc bứt rứt, nôn, đau bụng, chảy máu cam, chân răng, nôn máu, đi ngoài phân đen, máu kinh ra nhiều.. có thể khiến trẻ nhanh chóng rơi vào tình trạng nặng, có biến chứng và nguy cơ tử vong. Vì vậy việc chăm sóc và theo dõi sát sao trẻ là rất quan trọng.
Thông thường, trẻ sốt xuất huyết độ 1 sẽ được điều trị chăm sóc tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tuỳ trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà và có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay. Quan trọng nhất là theo dõi tại nhà vì không phải tất cả trẻ mắc sốt xuất huyết đều phải nhập viện điều trị, khi điều trị tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ uống nhiều nước, theo ý thích nhưng thức ăn phải lỏng dễ tiêu, bù đắp lượng nước mất do sốt, có thể cho ăn ít một nhiều bữa nếu trẻ buồn nôn
+ Khi nhiệt độ 37,5 - 38,5, lau mát cơ thể trẻ bằng khăn ấm sao cho nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3-5 độ khi trẻ sốt. Nếu trẻ sốt >=38,5 độ, cho uống thuốc hạ sốt paracetamol hàm lượng 10-15 mg/kg; mỗi 4-6h có thể nhắc lại nếu trẻ còn sốt cao. Khi trẻ tụt nhiệt độ cần ủ ấm, uống sữa nóng. Không dùng Aspirin để hạ sốt vì gây rối loạn đông máu.
+ Không nên giác hơi, cạo gió, không mặc quá kín hay mặc nhiều quần áo khi trẻ đang sốt, không tự ý dùng kháng sinh, tự ý truyền dịch tại phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện.
+ Các dấu hiệu cảnh báo phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay (thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh): Hạ sốt đột ngột, lừ đừ, li bì, đau bụng, bứt rứt tay chân lạnh, nôn máu, đi ngoài phân đen, lượng máu kinh nhiều, chảy máu cam, chân răng…
Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ cũng như mọi người, cần:
+ Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng và diệt lăng quăng ở trong và xung quanh nhà.
+ Thường xuyên dọn dẹp các vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà không cho muỗi có cơ hội đẻ trứng.
+ Trong nhà phải dọn dẹp ngăn nắp, thoáng sạch không để cho muỗi đậu, phát quang bụi rậm, loại bỏ nước bẩn.
+ Phải có nắp đậy kín các vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà. Lật úp không để đọng nước với các vật dụng chứa nước ngoài nhà.
+ Mắc màn cho trẻ khi ngủ, cho trẻ mặc quần áo tay dài, cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát và đủ ánh sáng để phòng ngừa muỗi đốt.
+ Đuổi và diệt muỗi bằng nhang trừ muỗi, thuốc diệt muỗi, vợt bắt muỗi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.