Nguyên nhân của tiểu dầm ban đêm
Theo bác sĩ Lê Thanh Bình, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM), nguyên nhân của tiểu dầm ban đêm chủ yếu là do trẻ rơi vào giấc ngủ sâu và khó đánh thức nên khi bàng quang căng đầy không gây được phản xạ đánh thức trẻ, dẫn đến việc đi tiểu ngoài kiểm soát.
Ngoài ra, một số trẻ có dung tích bang quang nhỏ hơn so với tuổi hoặc do sự tăng tạo nước tiểu xảy ra ban đêm cũng gây ra hiện tượng tiểu dầm. Đối với trẻ bị táo bón thì việc ứ phân trong ruột già cũng chèn ép làm giảm dung tích của bàng quang và cũng có thể góp phần gây ra tiểu dầm.
Nếu tình trạng tiểu dầm ban đêm xảy ra từ nhỏ và chưa có khoảng thời gian nào trẻ không tiểu dầm liên tục từ 6 tháng trở lên và trẻ hoàn toàn kiểm soát tốt việc đi tiểu vào ban ngày thì đa phần không cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng tiểu dầm sẽ cải thiện dần theo tuổi như đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, nếu như trẻ đã từng có giai đoạn không tiểu dầm ít nhất 6 tháng và tiểu dầm xuất hiện lại sau đó thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhằm tìm những nguyên nhân có thể gặp liên quan đến tâm lý, vấn đề về cảm xúc và hành vi.
Tiểu dầm có di truyền không?
Hiện nay, một số gen có liên quan đến tiểu dầm đã được tìm thấy. Theo thống kê, nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ có tình trạng tiểu dầm ban đêm kéo dài khi còn nhỏ thì trẻ có khả năng tiểu dầm ban đêm là 25%. Trong trường hợp có cả cha và mẹ cùng bị tiểu dầm khi còn nhỏ thì khả năng trẻ bị tiểu dầm tăng lên khoảng 65%.
Tiểu dầm có cần điều trị không?
Tình trạng tiểu dầm sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên nên phần lớn trẻ không cần bất kỳ một can thiệp điều trị nào. Tuy nhiên, trong trường hợp tiểu dầm gây ảnh hưởng đến trẻ như giảm mức độ tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ trong trường học cũng như ngoài xã hội (đi cắm trại, ngủ đêm bên ngoài) thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tư vấn những điều trị phù hợp và an toàn.
Điều trị được chứng minh có hiệu quả hiện nay là sử dụng chuông báo thức chuyên dụng cho trẻ tiểu dầm hoặc sử dụng thuốc. Chuông báo thức chuyên dụng sẽ báo động khi trẻ tiểu dầm, nhằm tạo phản xạ đánh thức trẻ khi bang quang căng đầy, hiệu quả sau ít nhất 1 tháng sử dụng. Người nhà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tư vấn sử dụng trước khi quyết định sử dụng phương pháp trị liệu này. Tuy nhiên, thiết bị này hiện tại chưa được bán tại Việt Nam.
Phương pháp điều trị thứ hai là sử dụng thuốc làm giảm nước tiểu vào ban đêm và đạt hiệu quả khỏi bệnh khoảng 60% với thời gian điều trị khoảng 3 tháng và cần phải được tư vấn sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa, nhằm tránh tác dụng phụ có hại.
Vai trò của gia đình trong điều trị
Tiểu dầm không phải là hành vi xấu hay sự lười biếng của trẻ, mà là hiện tượng ngoài ý muốn. Vì vậy, gia đình không nên chê trách trẻ gay gắt mà phải thực sự hiểu và cảm thông. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị nhằm tránh gây áp lực cho trẻ.
Một số yếu tố góp phần làm tăng nước tiểu vào ban đêm cần chú ý tránh: không uống sữa/nước nhiều trước khi ngủ, lượng nước khuyến cáo sau 5 giờ chiều cho trẻ 30kg tối đa khoảng 350 ml ; tránh nước có caffeine ( cà phê, trà, sô cô la, nước cola, nước tăng lực…); khuyến khích trẻ tiểu trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cha mẹ không nên đánh thức trẻ hoặc ẵm trẻ đến nhà vệ sinh để đi tiểu vì không giúp trẻ hết tiểu dầm và làm gián đoạn giấc ngủ; dùng tấm trải plastic và khăn thấm tốt lót cho trẻ để trách ẩm ướt và hạn chế thay vào ban đêm để không đánh thức trẻ.
Đối với trẻ 4 - 6 tuổi, khi trẻ có nhiều đêm liên tục không tiểu dầm thì gia đình có thể khích lệ trẻ bằng những phần quà theo sở thích ( đồ chơi, sách,được đi chơi…), hoặc ngược lại thì không nhận được phần thưởng nhằm nâng cao tính trách nhiệm và ghi nhận sự cố gắng của trẻ. Phương pháp này cũng làm giảm đáng kể số đêm tiểu dầm.
Cha mẹ cần quan tâm lắng nghe trẻ khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra liên quan đến tiểu dầm như trẻ không tự tin, tiểu dầm ban ngày, tiểu dầm sau khi đã hết ít nhất 6 tháng, tiểu đau/ gắt buốt, tiểu dầm vẫn tiếp diễn sau 6 tuổi… thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và can thiệp đúng lúc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.