Bệnh thận tiết niệu và nam khoa - “khó nói” nhưng không khó điều trị

P.V, icon
08:00 ngày 08/04/2021

VTV.vn - Với các phương pháp y học hiện đại, bệnh thận tiết niệu và nam khoa nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Thực trạng số lượng bệnh nhân các bệnh lý liên quan đến thận không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, nên từ năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn một Ngày thận thế giới nhằm nâng cao nhận thức xã hội về bệnh lý thận. Con số thống kê thời điểm đó, thế giới có khoảng 500 triệu người gặp vấn đề về bệnh lý thận mãn tính, 3 triệu người phải nhờ đến các biện pháp thay thế. Tại Việt Nam, cũng ước tính con số bệnh nhân suy thận lên tới 5 triệu người và 800 ngàn trong số đó phải chạy thận và lọc máu.

Bệnh nhân Nguyễn Quốc Linh (57 tuổi) nhập viện và chụp CT cắt lớp vùng bụng, phát hiện bướu thận phải kích thước lớn lên tới 6cm, suy thận trái do hẹp niệu quản. Đồng thời bệnh nhân có bệnh lý nền đái tháo đường.

Với bướu thận phải quá lớn, thông thường bác sĩ sẽ cắt bỏ tối đa và bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe với một quả thận còn lại. Nhưng phương án này bất khả thi với trường hợp của ông Linh do thận trái không thể đảm bảo chức năng, điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời. Chưa đề cập đến vấn đề kinh tế, giải pháp cắt bỏ thận cũng khiến bệnh nhân Linh không thể tiếp tục ổn định cuộc sống và công việc vốn phải thường xuyên rong ruổi ở khắp mọi miền đất nước. Đứng trước ca bệnh khó, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa và lựa chọn phương án phẫu thuật nội soi 3D cắt bướu, giữ lại thận cho bệnh nhân Nguyễn Quốc Linh.

Sau phẫu thuật, ông Linh tránh được nguy cơ phải vào "làng chạy thận" với những áp lực về kinh tế, tâm lý, sức khỏe. "Khi chạy thận nhân tạo, ngoài những cơn đau và mệt mỏi do bệnh tật gây ra, người bệnh vẫn phải đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Thực tế là hơn 50% người bệnh chạy thận tử vong sau 5 năm lọc máu, và số người sống 10 năm trở lên chỉ chiếm khoảng 15 - 20%", PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên chia sẻ.

Bệnh thận tiết niệu và nam khoa - “khó nói” nhưng không khó điều trị - Ảnh 1.

Ca mổ phẫu thuật nội soi 3D cắt bướu thận cho bệnh nhân Nguyễn Quốc Linh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Bệnh lý thận tiết niệu tiến triển âm thầm trong thời gian dài, nguyên nhân là từ môi trường sống, nguồn nước bẩn, thức ăn nhanh, hóa chất độc hại… "Khám bệnh định kỳ, kiểm tra sàng lọc các bệnh lý về thận là yếu tố giảm những nguy cơ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị cho người bệnh", Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quán Anh - Trưởng khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội nói thêm.

Sỏi (sỏi thận, sỏi bàng quang…) cũng là bệnh lý thận tiết niệu phổ biến, có tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu rất cao, chiếm tỷ lệ từ 2-12% dân số Việt Nam. Sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu, tổn thương và nhiễm trùng đường tiết niệu, gây đau đớn, suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh và là nguyên nhân chính gây suy thận.

Điều trị sỏi thận không khó. Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp để điều trị sỏi thận. Trước đây, sỏi thận được lấy ra khỏi cơ thể bằng mổ mở, người bệnh chịu đựng vết mổ lớn vùng hông lưng và đau đớn kéo dài vài tuần, mất máu và kiệt sức. Đến giữa thập niên 80, phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da đã thay thế 95% các trường hợp mổ lấy sỏi và được áp dụng cho người bệnh Việt Nam từ đầu năm 2000. Với phương pháp này, vết mổ nhỏ chỉ khoảng 1cm, mất máu không đáng kể. Tuy nhẹ nhàng hơn nhiều so với mổ mở lấy sỏi, nhưng tán sỏi qua da vẫn có điểm bất lợi ở nguy cơ mất máu, nhiễm khuẩn...

Đến những năm 2010, nhờ kỹ thuật chế tạo ống soi mềm, đối với các viên sỏi thận nhỏ dưới 2cm, bác sĩ có thể luồn một ống soi mềm nhỏ bằng đầu đũa, qua lỗ tiểu, đến mọi ngóc ngách của thận và dùng tia laser tán vụn viên sỏi thành bụi. Bệnh nhân hoàn toàn không có vết mổ, không mất một giọt máu và chỉ cần nằm viện sau mổ khoảng một đêm.

Bệnh nhân Cao Minh Huy (60 tuổi) thỉnh thoảng đau lưng dữ dội và nhiễm khuẩn đường tiểu, qua siêu âm kiểm tra phát hiện sỏi 2cm ở thận trái. Các bác sĩ ở nhiều bệnh viện đều yêu cầu ông lấy sỏi ra khỏi cơ thể, bằng mổ mở hoặc nội soi tán sỏi qua da. Tuy nhiên cơ địa khá nặng cân (hơn 100 kg), ông Huy lo ngại cuộc đại phẫu nên chần chừ tìm kiếm cơ sở y tế có thể thực hiện phẫu thuật tán sỏi nội soi ngược dòng với ống soi mềm, nhưng đi hỏi nhiều bệnh viện nhưng không nơi nào nhận.

Được nhiều người có chung hoàn cảnh giới thiệu, cuối tháng 3 vừa qua, ông Huy gặp được "đúng thầy, đúng thuốc", là Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức tại BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh. "Bệnh nhân được chỉ định tán sỏi qua da bằng phẫu thuật nội soi 3D. Phương pháp này được áp dụng thường quy tại BVĐK Tâm Anh với ưu thế không gian 3 chiều, các chi tiết mổ được tối ưu hóa để tránh mất máu và đảm bảo nguyên tắc sang chấn tối thiểu của phẫu thuật nội soi. 90% các loại phẫu thuật nội soi, trong tay phẫu thuật viên kinh nghiệm, kết hợp với hệ thống 3D hiện đại thì không cần sử dụng robot. Hiệu quả như nhau mà chi phí giảm 50%", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức cho biết.

Sau ca phẫu thuật, ông Huy nằm viện một đêm và xuất viện khỏe mạnh.

Bệnh thận tiết niệu và nam khoa - “khó nói” nhưng không khó điều trị - Ảnh 2.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức - Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đang phẫu thuật tán sỏi nội soi ngược dòng với ống mềm. Ảnh: Phong Lan

Một bệnh lý phổ biến khác trong ngành Tiết niệu Nam học là Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Đây là "bệnh của riêng cánh đàn ông" bởi tuyến tiền liệt chỉ có ở đàn ông, với chức năng sản sinh tinh dịch. Tuyến tiền liệt phát triển từ tuổi dậy thì và ổn định ở tuổi 30, nếu tăng sinh lành tính thì bình thường, nhưng phát triển mất kiểm soát thì trở thành u phì đại lành tính và trong nhiều trường hợp có tế bào ác tính sẽ trở thành ung thư tuyến tiền liệt. Cả hai bệnh đều phổ biến ở người cao tuổi. Để điều trị triệt để cần đến phẫu thuật can thiệp, cắt bỏ khối u.

Bệnh nhân Vũ Chiến (75 tuổi) phát hiện u phì đại tuyến tiền liệt đã lâu. U lớn gần 90ml, to gấp 3 lần bình thường, gây tiểu khó nhưng ông chưa dám phẫu thuật vì đa số các bác sĩ đều chỉ định mổ mở để bóc tách khối u.

Thông thường, u phì đại tuyến tiền liệt khi cần can thiệp ngoại khoa, đặc biệt với các u thể tích lớn trên 80ml, người bệnh có 2 lựa chọn: mổ mở hoặc cắt nội soi qua niệu đạo. Mổ mở thì triệt để lấy trọn khối u nhưng đau đớn, mất máu nhiều. Cắt nội soi tuy nhẹ nhàng, ít chảy máu nhưng dễ tái phát và hiệu quả giải quyết tắc nghẽn đường tiểu thấp do không thể lấy hết khối u phì đại. May mắn, ông Chiến được tư vấn về phương pháp mổ mới, tiên tiến trên thế giới hiện nay là Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo để bóc khối u đang được áp dụng tại BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức cho biết, hệ thống điện lưỡng cực tại BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh đang là thiết bị hiện đại nhất, mới chỉ có hai bệnh viện tại Việt Nam nhập khẩu. Bệnh nhân Chiến đã từ Hà Nội bay vào TP Hồ Chí Minh để tiến hành cuộc phẫu thuật bóc khối u. Phương pháp phẫu thuật nội soi niệu đạo đã bóc thành công u bằng điện lưỡng cực, khối u phì đại tuyến tiền liệt được bóc triệt để khỏi vỏ bao tuyến tiền liệt và được xay nhỏ để hút ra ngoài, tương tự mổ hở nhưng lại nhẹ nhàng ít mất máu. Phương pháp này kết hợp đầy đủ các ưu điểm của cả 2 phương pháp mổ mở và nội soi và giá thành điều trị lại thấp hơn rất nhiều so với việc dùng laser đốt hoặc bóc tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là gây rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, tuy nhiên, nó không phải là nguyên nhân duy nhất. Những bệnh lý rối loạn cương dương, mãn dục nam… xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác.

Cho rằng rối loạn cương dương là bệnh lý thường gặp ở đàn ông trung niên, nên bệnh nhân Bùi Hữu Thắng (30 tuổi) chủ quan khi đột nhiên bị giảm ham muốn. Không ngờ, tình trạng rối loạn ham muốn kéo dài khiến anh Thắng áp lực và quyết định đi khám nam học. Sau khi khám bệnh và làm các xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện trong máu của bệnh nhân Thắng có sự bất thường của prolactin, một loại nội tiết sinh dục, có thể gây ra từ khối u sọ não. Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI đã khẳng định bệnh nhân có một khối u rất nhỏ khoảng 2mm ở tuyến yên, là cơ quan sản xuất các chất nội tiết quan trọng cho cơ thể.

Tuyến yên là cơ quan nội tiết rất nhỏ nằm ở sàn sọ, tầng dưới của não bộ. U tuyến yên tăng tiết prolactin rất hiếm, chỉ gặp ở 7/10.000 người và chiếm 40% các loại u lành của tuyến yên. U tuyến yên có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ, giảm ham muốn và rối loạn cương ở nam. Tuy chỉ nhỏ hơn hạt đậu xanh, nhưng nếu không cảnh giác với các biến đổi của cơ thể, từ những triệu chứng tưởng như vô hại như suy giảm ham muốn, các khối u này có thể âm thầm gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc xạ trị tuỳ thuộc kích thước u và mức độ tác hại đến cơ thể. Sự tiến bộ của công nghệ đã giúp phát hiện sớm những tổn thương, các khối u kích thước rất nhỏ… để các bác sĩ can thiệp sớm và lấy lại thể trạng khỏe mạnh cho bệnh nhân. Hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI) thế hệ mới nhất hiệu MAGNETOM Amira từ Siemens (Đức) tại BVĐK Tâm Anh với công nghệ đa lát cắt, thu ảnh chất lượng cao, tốc độ cực nhanh đã phát huy tác dụng.

Bệnh thận tiết niệu và nam khoa - “khó nói” nhưng không khó điều trị - Ảnh 3.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có không gian tiện nghi, thoáng đãng, mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp và toàn diện. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ tin cậy cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cao cấp cho mọi đối tượng với những tiêu chuẩn tiên tiến được các bệnh viện hàng đầu thế giới áp dụng. Quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hệ thống máy móc, trang thiết bị tối tân, phòng khám, phòng nội trú tiện nghi mang đến cảm giác thoải mái khi đến bệnh viện. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng là một trong số rất ít các bệnh viện có chuyên khoa Nam học bên cạnh khoa Tiết niệu để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dành riêng cho các quý ông.

Tuần tư vấn Tiết niệu Nam học "Bệnh thận tiết niệu và Nam khoa"

Từ ngày 9-15/4/2021, Báo điện tử VnExpress tổ chức "Tuần tư vấn Tiết niệu Nam học" với chủ đề "Bệnh thận tiết niệu và Nam khoa" cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia đầu ngành Tiết niệu và Nam học đến từ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

6

Tuần tư vấn sẽ đặc biệt giải đáp những thắc mắc của bạn đọc, bệnh nhân về các bệnh lý thận học, tiết niệu học và nam học… Đây là dịp để các chuyên gia hàng đầu ngành Tiết niệu trao đổi và cung cấp cho cộng đồng những thông tin về bệnh lý tiết niệu nói chung, những nguy cơ tác động đến sức khoẻ và hệ tiết niệu, cách dự phòng và điều trị các bệnh lý thận tiết niệu, bệnh nam khoa… nguy hiểm và thường gặp như sỏi thận, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn cương, mãn dục nam…

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

+ GS.TS.BS Trần Quán Anh (Trưởng khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên (Trưởng khoa Tiết niệu - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ TS.BS Từ Thành Trí Dũng (Trưởng khoa Nam học – BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ TS.BS Nguyễn Hoàng Đức (Giám đốc chuyên môn - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ TS.BS Nguyễn Thế Trường (Phó trưởng khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ ThS.BS Nguyễn Đức Nhuận (khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ ThS.BS Tạ Ngọc Thạch (khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ ThS.BS Nguyễn Tân Cương (khoa Tiết niệu - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên (khoa Tiết niệu - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ BS.CKII Đoàn Ngọc Thiện (khoa Nam học - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ BS.CKI Phan Trường Nam (khoa Tiết niệu - BVĐK Tâm Anh TP Hồ Chí Minh)

+ BS Nguyễn Ngọc Tân (khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ BS Phạm Quang Trung (khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

+ BS Trương Bảo Thắng (khoa Tiết niệu Nam học - BVĐK Tâm Anh Hà Nội)

Đặc biệt, vào lúc 20h thứ Sáu, ngày 9/4/2021, chương trình livestream với chủ đề "Bệnh thận tiết niệu và nam khoa" mở đầu Tuần tư vấn Tiết niệu Nam học sẽ được phát trực tiếp trên báo điện tử vtv.vn, báo thanh niên.vn, website tamanhhospital.vn và kênh youtube của Báo Thanh Niên; livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; tiếp sóng trên fanpage Báo điện tử VnExpress và fanpage Báo Thanh Niên.

Ba chuyên gia Tiết niệu - Nam học hàng đầu của BVĐK Tâm Anh:

+ PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên (Trưởng khoa Tiết niệu – BVĐK Tâm Anh HCM)

+ TS.BS Nguyễn Hoàng Đức (Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh HCM)

+ TS.BS Từ Thành Trí Dũng (Trưởng khoa Nam học – BVĐK Tâm Anh HCM)

sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của các độc giả và người bệnh quan tâm. Độc giả có thể đặt câu hỏi để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục