Trẻ dậy thì sớm ngày một tăng
TS.BS Bùi Phương Thảo, Phó Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bệnh viện bắt đầu tiếp nhận điều trị cho trẻ dậy thì sớm từ những năm 2002 - 2003 với khoảng 10 trường hợp mỗi năm. Đến nay, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận tới 50 - 70 trường hợp trẻ dậy thì sớm. Đáng kể, từ đầu năm 2020 tới nay, bệnh viện tiếp nhận 107 trường hợp trẻ dậy thì sớm".
Theo TS.BS Bùi Phương Thảo, dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tỷ lệ bé gái dậy thì sớm cao gấp 10 lần so với bé trai và thường gặp ở thành thị hơn nông thôn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ mới 6 - 7 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì.
TS.BS Bùi Phương Thảo chia sẻ về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.
Cách đây 7 năm, bệnh viện có tiếp nhận một trường hợp bé gái 6 tuổi tới khám với các biểu hiện tuyến vú phát triển, cao lớn... Các xét nghiệm cho thấy trẻ bị dậy thì sớm mới 6 tuổi nhưng tuổi xương trẻ đã mức 13 năm. Sau khi được điều trị, chiều cao của bé gái này khi trưởng thành đạt gần 1,6m.
Một trường hợp khác là bé gái 8 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội đến khám với biểu hiện đau tức ở tuyến vú, chưa có kinh nguyệt. Mẹ bé cho biết: Bé kêu đau ngực từ lâu nhưng do dịch COVID-19 nên tới hôm nay mới đưa cháu vào viện khám được.
TS.BS Nguyễn Ngọc Khánh, người khám trực tiếp cho biết: Bé có chiều cao 1,3m, tuyến vú đã phát triển. Các xét nghiệm khác cho thấy tuổi xương của bé đã ở mức 12 tuổi. Trường hợp này nếu gia đình đồng ý điều trị, thời gian kéo dài tới năm bé được 10, 11 tuổi. Tuy nhiên, chiều cao của bé sẽ không được cải thiện nhiều.
Bé 8 tuổi được chẩn đoán dậy thì sớm, TS.BS Nguyễn Ngọc Khánh tư vấn điều trị cho gia đình.
Phát hiện sớm tránh nguy cho trẻ
TS.BS Bùi Phương Thảo cho biết: Dậy thì sớm có 2 loại gồm dậy thì sớm ngoại biên và dậy thì sớm trung ương. Trong đó, dậy thì sớm trung ương là nhóm thường gặp nhất do sự bài tiết quá mức hormone sinh dục từ trên não (hạ đồi - tuyến yên). Nguyên nhân dậy thì sớm của nhóm này đa số lại là vô căn (nhất là bé gái), tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra dậy thì sớm. Còn dậy thì sớm ngoại biên ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường liên quan đến bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận…
Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này. Trong số đó phải kể đến u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp.
TS.BS Bùi Phương Thảo cho hay: Những trẻ càng béo càng có nguy cơ dậy thì sớm. Một nguyên nhân khác cần được chú ý là các chất khiến hormone trong cơ thể gia tăng được đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ nhựa…
Ở bé gái, cần tìm các dấu hiệu: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Ở bé trai, cần tìm các dấu hiệu: tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi. Sự tăng chiều cao cân nặng có thể nhận thấy ở cả hai giới.
Phát hiện và điều trị dậy thì sớm giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.
Đối với trẻ nghi ngờ dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng, đánh giá mức độ dậy thì của đứa trẻ và xác định tuổi xương (chụp cổ tay và bàn tay trái so với atlas có tăng hay không); siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm thận xem có các khối bất thường hay không. Ngoài ra trẻ còn được tiến hành chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm hormone sinh dục.
Mặc dù trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển hơn bạn cùng tuổi, nhưng thực tế càng về sau chiều cao của trẻ sẽ càng bị hạn chế. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của xương, chu kỳ tăng trưởng của tuổi dậy thì bị rút ngắn đáng kể dẫn đến không có đủ thời gian để cơ thể phát triển bình thường. Do đó, chiều cao của trẻ dậy thì sớm sẽ thấp lùn hơn so với người bình thường.
"Hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150cm. Đặc biệt, ở trẻ dậy thì trung ương, bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn 12cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn bè cùng trang lứa khi trưởng thành" - TS.BS Bùi Phương Thảo cho hay.
Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang quản lý hơn 1.000 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương, trong đó, có hơn 500 trường hợp trẻ được điều trị ức chế phát triển.
TS.BS Bùi Phương Thảo lưu ý: Điều trị dậy thì sớm cho trẻ tốt nhất là ở thời điểm trước 6 tuổi bởi đây là giai đoạn tuổi xương ở trẻ bắt đầu tăng cao. Việc can thiệp điều trị đúng thời điểm này có tác dụng làm chậm quá trình dậy thì, cải thiện chiều cao khi trưởng thành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.