Công nghệ "mới" nhưng thực chất không mới
Theo các chuyên gia nha khoa, bản chất của công nghệ "phủ sứ nano" thật ra chỉ là kỹ thuật trám răng bằng composite - một loại vật liệu trám răng gốc nhựa (resin) có màu sắc tương đối giống màu răng thật. Composite được sản xuất với nhiều tông màu từ rất sẫm đến rất sáng, để nha sĩ có thể lựa chọn phù hợp với màu răng bệnh nhân. Thông thường, nó được sử dụng để trám (hàn) các răng sâu, răng sứt mẻ nhẹ. Compostie cũng có thể dùng đắp lên bề mặt răng, để làm thay đổi hình dạng và màu sắc răng.
Răng trước và khi được "phủ sứ nano" tại các spa thẩm mĩ.
Composite bình thường có dạng mềm nhão, dễ tạo hình. Nhưng khi được chiếu ánh sáng, có bước sóng phù hợp, miếng composite sẽ được "quang trùng hợp" và cứng lại. "Công nghệ" trám composite này đã được sử dụng rộng rãi trong ngành nha khoa trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ rất lâu.
Những nguy cơ tiềm ẩn từ "công nghệ" đội lốt
Thực tế, hầu hết các spa thẩm mỹ thường không có đủ trang thiết bị chuyên dụng trong nha khoa. Người thực hiện kỹ thuật cũng không được đào tạo chuyên ngành nha khoa. Do vậy, khách hàng sử dụng các dịch vụ làm đẹp răng tại các spa, thẩm mỹ viện sẽ phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Quy trình thực hiện kỹ thuật này thật ra không hề đơn giản, nhưng tại không ít spa, do không có trang thiết bị chuyên dùng trong nha khoa cũng như không có kiến thức chuyên môn nên quy trình thực tế đã bị rút gọn đến mức tối đa. Họ chỉ đơn giản đắp một lớp composite có màu sáng lên bề mặt răng, tạo hình theo hình dạng chiếc răng và chiếu đèn quang trùng hợp cho cứng lại.
Bác sĩ Nguyễn Đức Nhân, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và cũng là người tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân là nạn nhân của "công nghệ" phủ răng sứ nano, cho biết: hầu hết các bệnh nhân "phủ trắng nano" tại spa đều bị viêm lợi và hôi miệng. Nguyên nhân là do khi đắp composite phủ kín bề mặt răng, các spa thường để composite đè lên lợi gây tích tụ mảng bám vi khuẩn tại viền lợi, dẫn đến bệnh viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu lợi và hôi miệng. Đặc biệt, khi "phủ nano", các spa thường phủ kín luôn các kẽ răng. Thức ăn chui vào kẽ răng không thể lấy ra được cũng dẫn đến hôi miệng, nếu để lâu thậm chí còn gây sâu răng.
"Trám composite tại vị trí sát lợi và vị trí kẽ răng là những kỹ năng khó, các bác sĩ nha khoa cũng phải rèn luyện rất nhiều mới làm được tốt, chứ chưa nói đến các nhân viên spa không được đào tạo bài bản" - bác sĩ Nhân cho biết.
Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp "sứ nano" mà bản chất là những miếng composite bị bong, sút do nhân viên thực hiện kỹ thuật không hiểu biết về cơ chế dán composite, không thực hiện đầy đủ quy trình, không có dụng cụ chuyên dụng.
Thông thường, trước khi đặt composite vào men răng, các nha sĩ phải làm sạch bề mặt men răng, loại bỏ cao răng, mảng bám, thức ăn và cả nước bọt còn bám trên bề mặt men răng. Răng phải được cách ly, không để bị dính nước bọt lại vì nước bọt sẽ làm hỏng miếng trám.
"Tại nha khoa, các nha sĩ sẽ sử dụng máy hút nước bọt để hỗ trợ giữ cho răng được khô sạch trong suốt quá trình làm thủ thuật. Đa số các trường hợp sẽ phải trải qua nhiều bước như: dùng acid chuyên dụng để xói mòn nhẹ men răng, tạo độ bám cho composite, bôi keo dán chuyên dụng lên bề mặt răng... Tuy nhiên theo quan sát của cá nhân tôi, các spa thường không có ghế máy nha khoa, không có máy lấy cao răng, không có máy hút nước bọt, không thực hiện đầy đủ nghiêm túc những quy trình kỹ thuật này, dẫn đến chất lượng miếng trám rất kém, dễ bong tróc, không dính chặt với men răng" – bác sĩ Nhân cho biết thêm.
Cùng với đó, "công nghệ" phủ sứ nano nói trên cũng có thể khiến nạn nhân mắc các bệnh truyền nhiễm do công tác vô trùng không đảm bảo, có spa thậm chí không sử dụng găng tay khi "phủ răng sứ nano" cho khách. Thẩm mĩ xấu do người thực hiện "phủ sứ" không am hiểu về hình thể răng hay khớp cắn bị sai lệch dẫn tới không ăn nhai được cũng là một trong những hậu quả có thể xảy đến khi trót tin tưởng loại dịch vụ này.
Đắp răng thẩm mĩ bằng composite là kỹ thuật khá phổ biến tại các nha khoa ở Việt Nam cách đây khoảng từ 10 đến 15 năm. Tuy nhiên, ngày nay còn rất ít nha khoa làm kỹ thuật này, do những nhược điểm như composite thường bị ngả màu sau một thời gian sử dụng; độ bền kém, dễ sứt mẻ; kết quả thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào tay nghề, óc thẩm mỹ của người thực hiện và đặc biệt là có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh nhân nếu không nắm chắc kĩ thuật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bé gái 7 tuổi nhập viện với vùng da đầu hoại tử nghiêm trọng, nguyên nhân từ những ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.