Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, các nước Thái Lan, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh kinh tế Á - Âu (EEC) đã khởi xướng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép tấm, thép cán nguội, thép không gỉ, thép hợp kim và không hợp kim.
Bên cạnh đó, Canada, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ cũng đã khởi xướng điều tra bán phá giá đối với ống thép hàn carbon, thép cuộn hợp kim và không hợp kim, thép chống ăn mòn, ống thép không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2018, ASEAN là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 53%, tiếp theo là Mỹ 18% và EU 11%.
Thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết, kể từ khi thành lập, WTO đã tiếp nhận tổng số 1.500 vụ kiện thương mại thì có đến 30% số vụ liên quan đến sắt thép. Còn tại Việt Nam, trong số các vụ kiện phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, 85% vụ việc liên quan đến sắt thép. Bên cạnh việc ảnh hưởng không tốt đến xuất khẩu, sự xuất hiện ngày càng nhiều vụ kiện cũng phản ánh sức tăng trưởng và khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của ngành thép Việt Nam với các nước. Để có cái nhìn cụ thể về vấn đề này, mời quý vị theo dõi phóng sự sau.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!