Liên kết vùng, tăng chế biến để tiêu thụ nhãn, vải vào mùa

VTV Digital-Thứ năm, ngày 06/06/2024 09:33 GMT+7

VTV.vn - Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt trên 260,88 tỷ USD, cao nhất trong 6 vùng kinh tế, chiếm 38% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Với thế mạnh là đặc sản vải trứng, nhãn lồng tươi và các sản phẩm chế biến từ nhãn, sau 5 năm thử nghiệm và đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, Công ty Cổ phần đầu tư Kim Hưng bắt đầu tìm kiếm đối tác xuất khẩu chính ngạch nông sản tại Nhật Bản và thị trường châu Âu.

"Việc xuất khẩu của trái nhãn đa phần đi theo đường hàng không, sản lượng nhỏ một chứ không được sản lượng lớn bởi tính đặc thù khi thu hái mỗi một vùng trồng rải rác", bà Trần Thị Thu Hiền - Giám đốc Phụ trách xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần đầu tư Kim Hưng cho biết.

Doanh nghiệp sau khi đã xuất khẩu vải thiều tươi sang hơn 10 quốc gia trên thế giới, năm nay  có kế hoạch xuất khẩu thêm các sản phẩm gia tăng chế biến từ vải để tăng giá trị xuất khẩu trong bối cảnh sản lượng giảm hơn nhiều năm trước.

Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cho hay: "Ngoài việc tạo ra sản phẩm đầu vào chất lượng cao đáp ứng đa dạng thị trường và thị trường cao cấp, chúng tôi cũng tập chung vào sản phẩm chế biến sâu như nước lên men, ngoài ra chúng tôi đang nghiên cứu quả vải với các loại thuốc đông y".

Tuy nhiên vốn và công nghệ vẫn là rào cản để người nông dân và các hợp tác xã tại các địa phương, vì thế đẩy mạnh liên kết vùng sẽ giải bài toán về vùng nguyên liệu và chế biến nông sản.

Bà Vũ Thị Kim Phượng - Phó Giám đốc Sở Công thương Tỉnh Hải Dương cho biết: "Địa phương chúng tôi rất cần thu hút những doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu về lĩnh vực nông sản và đầu tư về hạ tầng thương mại logistic, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà đầu tư cho các doanh nghiệp tìm hiểu về xuất khẩu khẩu nông sản".

"Liên kết chặt chẽ và phối hợp với nhau, xuất phát từ chính sách của từng địa phương, làm sao sản xuất ở trên vùng nguyên liệu có quy mô lớn. Ví dụ như các địa phương có cùng thế mạnh, cùng một sản phẩm thì sẽ liên kết với nhau để phát triển từ vùng nguyên liệu", bà Trần Thị Thu Hiền - Phó Trưởng phòng Thông tin và xúc tiến thương mại, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công Thương cho hay.

Bộ Công Thương cũng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương cần đa dạng phương thức xúc tiến thương mại hiện đại qua sàn thương mại điện tử quốc tế, livestream giới thiệu sản phẩm để có thể quảng bá thương hiệu hiệu quả với chi phí tối ưu hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước