Baikal còn biết tới với tên gọi Biển Hồ thiêng, thuộc miền nam Siberia. Đây là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới. Nước trong hồ đóng băng gần như quanh năm khi nhiệt độ giảm dưới 0 độ C. Vào mùa đông, Baikal đóng băng thành lớp dày tới 1m, thậm chí ô tô hay xe tải có thể di chuyển qua mặt hồ. Ở nhưng nơi băng dày có thể sâu tới 2m.
Khối băng khổng lồ ánh màu ngọc bích
Băng nóng lên rồi tan chảy vào ban ngày khi nhiệt độ tăng, nhưng co lại vào ban đêm khi nhiệt độ hạ thấp. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm tạo nên những vết nứt trên bề mặt băng. Vết nứt thường rộng từ 0,5-1m. Đôi khi, chúng có thể kéo dài tới 4m hay hàng trăm mét.
Nét đặc biệt của băng hồ Baikal đó là trồi lên khỏi mặt nước. Chúng là những mảnh vỡ, bị gió đập vỡ khi hồ đóng băng. Khối băng này hình thành dọc theo vết nứt, có thể cao tới 10 - 12m. Dưới ánh sáng mặt trời, chúng tỏa màu xanh biếc lấp lánh như khối ngọc lục bảo khổng lồ.
Vết nứt ở băng do sự chênh lệnh nhiệt độ ngày- đêm
Giống nhiều vùng đất ở Nga, nhiệt độ khu vực hồ Baikal xuống khá thấp. Có thời điểm lạnh ở mức -19 độ C vào mùa đông. Nước hồ giữ nguyên độ trong vắt, tinh khiết. Bởi vậy, có những lúc du khách thậm chí nhìn rõ những hòn đá dưới lòng hồ ở độ sâu 40m.
Không chỉ lớn và sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt Baikal còn trở thành một trong những hồ lâu đời nhất hành tinh với niên đại 25 triệu năm. Trữ lượng nước ngọt tại đây tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới. Thành phần nước tại đây rất ít khoáng chất. Bởi vậy, các chuyên gia mới kết luận, thậm chí nước hồ Baikal được coi như nước cất.
Trữ lượng nước hồ Baikal tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới
Hiện Baikal đang là "ngôi nhà chung" của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, trong đó, một số là động vật quý hiếm như loài hải cẩu Nerpa Baikal.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!