Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

Mai Linh (theo CNN)-Thứ bảy, ngày 30/09/2023 10:00 GMT+7

Ảnh: travlinmad

VTV.vn - Hầu hết chúng ta đều từng ít nhất một lần bị ngộ độc thực phẩm, nhưng thật sự ngộ độc thực phẩm là gì, và làm cách nào để phòng tránh nó?

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Theo tiến sĩ Wen, ngộ độc thực phẩm là tình trạng con người bị nhiễm trùng sau khi ăn các loại thực phẩm, đồ uống bị nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, có 31 mầm bệnh chính gây ra khoảng 9 triệu đợt bệnh, gần 56.000 ca nhập viện và hơn 1.300 ca tử vong mỗi năm.

Những sinh vật phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm

Norovirus là mầm bệnh phổ biến nhất gây ra ngộ độc thực phẩm ở Mỹ. Đây là một loại virus rất dễ lây lan, chúng có thể lây qua thực phẩm và đồ uống. Loại virus này cũng có thể lây trực tiếp từ người sang người khi sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm. 

Các mầm bệnh phổ biến khác gây ngộ thực phẩm bao gồm vi khuẩn như salmonella, campylobacter, listeria, E. coli và ký sinh trùng như toxoplasma.

Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm

Theo tiến sĩ Wen, các triệu chứng thường gặp của bệnh là buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng. Tùy thuộc vào sinh vật truyền nhiễm, người bệnh cũng có thể bị sốt, đau nhức cơ thể và các triệu chứng giống cúm khác.

Khi nào một người cần đi khám nếu họ bị ngộ độc thực phẩm?

Wen cho biết, hầu hết các bệnh do thực phẩm gây ra đều có thể điều trị được tại nhà và sẽ tự khỏi. Điều cần làm là uống nhiều nước và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Khi đã xuất hiện các dấu hiệu như: không thể duy trì lượng chất lỏng nạp vào do nôn mửa, tiêu chảy nặng, chóng mặt khi đứng, đi tiểu ít, sốt cao, tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày thì bạn nên đi gặp bác sĩ.

Một số sai lầm phổ biến trong quá trình chế biến thực phẩm

Theo Wen, thịt chưa được nấu chín kỹ là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng. Wen khuyên mọi người nên mua nhiệt kế thịt để đo nhiệt độ bên trong thức ăn đang nấu.

Một vấn đề phổ biến khác là khổng rửa rau, trái cây. Ngay cả khi bạn định gọt vỏ chúng, bạn cũng nên rửa chúng trước bằng nước sạch. Bạn không nên, thậm chí là  không được sử dụng xà phòng, nước rửa chén hoặc các dung dịch khác để rửa.

Lưu ý khi nấu ăn ngoài trời

Wen chia sẻ, thịt đã nấu chín nên được giữ ở nhiệt độ 60 độ C hoặc cao hơn cho đến khi sử dụng. Thịt sống và gia cầm sống nên được làm lạnh và chỉ lấy ra ngay trước khi đặt lên vỉ nướng.

Bạn nên đảm bảo bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 4,4 độ C hoặc thấp hơn, để thịt trong hộp riêng để tránh lây nhiễm sang các đồ khác.

Đặc biệt, rửa tay là việc rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước