Công việc bàn giấy nơi công sở đòi hỏi sự tập trung cao độ và ngồi cố định tại một vị trí trong thời gian dài. Do đó, không ít người gặp phải những cơn đau nhức cơ khớp và mệt mỏi khi làm việc. Nguyên nhân chủ yếu đằng sau những cảm giác khó chịu này thường nằm ở tư thế sai và thiếu nghỉ ngơi. Dưới đây là cách bạn có thể khắc phục từng loại vấn đề sức khỏe thường gặp nơi công sở.
Đau chân
Khi ngồi làm việc, bạn không nên bắt chéo chân hay bàn chân. Hành động này sẽ làm máu lưu thông kém đi, chèn ép các tĩnh mạch và gây khó chịu, khiến bạn nhanh chóng bị tê chân cũng như bồn chồn.
Nếu vị trí ngồi không thoải mái, bạn có thể điều chỉnh lại ghế. Bạn không nên để chân lơ lửng không điểm tựa, cũng như không nên để phần rìa ghế ép vào phía dưới đầu gối. Tốt nhất, hãy để chân chạm sàn hoặc trên vật đỡ nào đó, cho phép chân xếp ở một góc lớn hơn 90 độ một chút.
Đau lưng
Chiều sâu của ghế cần phù hợp với chiều dài hông của bạn. Nếu phải ngồi trên một chiếc ghế quá lớn, hãy kê một chiếc gối đằng sau thắt lưng của bạn để giảm áp lực cho phần thân. Nếu không, bạn sẽ dễ trượt xuống theo ghế, dẫn đến tình trạng căng tức và đau lưng. Ghế của bạn nên có phần tiếp xúc với lưng thoải mái với đường cong tự nhiên.
Nếu bạn chưa cảm thấy dễ chịu khi phải ngồi thẳng thớm thì cũng không nên vội vàng đổi vị trí. Hãy để các cơ làm quen với tư thế ngồi đúng. Khi cơ thể thật sự thư giãn với cách ngồi chuẩn mực, bạn sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn.
Mỏi tay
Khi làm việc trên máy tính, tay của bạn thường xuyên bị căng thẳng. Tải trọng cơ thể và tư thế sai có thể gây ra các cơn đau âm ỉ và dai dẳng cũng như cảm giác tê tay vào buổi sáng.
Vị trí của vai và cẳng tay chính xác là khi bàn phím và chuột ở ngang tầm với khuỷu tay. Cổ tay của bạn cần đặt thẳng, không lệch quá nhiều sang hai bên. Bàn tay của bạn phải nên vuông góc với khuỷu tay và đặt thoải mái, không bị cản trở trên bàn.
Mỏi cổ
Để tránh đau cổ và đầu, quan trọng là bạn cần đặt màn hình ở vị trí thích hợp. Nếu màn hình quá thấp, bạn sẽ phải cong lưng hoặc trượt người xuống ghế. Điều này làm tăng áp lực lên phần trước của đĩa đệm, có thể gây ra thoát vị đĩa đệm hoặc hoặc lồi mắt.
Hãy thư giãn khi ngồi trên ghế trước. Phần chính giữa màn hình nên nằm ở ngay trước mắt của bạn để giảm thiểu áp lực lên cổ hay mắt. Nếu cần, bạn có thể sử dụng giá đỡ bên dưới màn hình để giữ thiết bị ở vị trí thích hợp.
Mỏi và nhức mắt
Khi làm việc trên máy tính quá lâu, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng như mờ mắt, khô và đỏ mắt, theo sau đó là những cơn nhức đầu và cảm giác khó chịu. Điều đầu tiên bạn có thể làm là định vị lại màn hình. Vị trí tối ưu của tâm màn hình là ngang tầm mắt, cách mặt bạn khoảng 50 cm.
Bên cạnh đó, hãy chủ động loại bỏ ánh sáng chói khỏi màn hình. Nếu máy tính của bạn đặt cạnh cửa sổ, hãy di chuyển máy đi hoặc kéo rèm. Bạn có thể điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và kích thước phông chữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể “tập thể dục” đơn giản cho mắt bằng cách nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc lướt mắt quanh phòng sau khoảng một tiếng liên tục làm việc.
Nhanh mất sức, mệt mỏi
Nếu một người có lối sống ít vận động và thích ăn đồ ngọt, béo, cholesterol sẽ tích tụ tại mạch máu của họ. Các tĩnh mạch bị kéo căng, gây ra nhiều cảm giác khó chịu xuất hiện như đau nhức, mỏi người, sưng hay phù chân, huyết áp tăng cao.
Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để vận động. Các bài tập thể dục đơn giản tốn không quá 15 phút. Khi không quá vội, hãy đi bộ hoặc hoặc sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn thay vì đi xe hơi. Quan trọng nhất là hãy ăn uống một cách lành mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!