Trong đó gây mê hồi sức đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi họ phải đánh giá, đảm bảo độ mê và an toàn cho hai bé trong suốt quá trình phẫu thuật. Họ là những người Thầm lặng đi trước về sau, canh giữ an toàn theo dõi từng nhịp thở trong ca phẫu thuật song Nhi.
Ấp ôm như con cháu trong gia đình. Hình ảnh của chị Nguyễn Thị Thu Thủy, kỹ thuật viên gây mê hồi sức có hơn 30 năm trong nghề gây ấn tượng với những ai theo dõi ca phẫu thuật tách song Nhi. Nhưng với chị đây là việc bình thường, bởi đây là bước chuẩn bị cho các bác sĩ gây mê, chị phải yêu thương bé như người thân trong gia đình để bé không hoảng sợ.
Hình ảnh gây ấn tượng của kỹ thuật viên Nguyễn Thu Thủy trong ca phẫu thuật tách hai bé Trúc Nhi và Diệu Nhi
Còn với bác sĩ Tạ Thị Thúy Hằng, từng tham gia 1 kip phẫu thuật song sinh dính nhau 7 năm trước với vai trò hỗ trợ gây mê. Nay khi làm trưởng ekip và trực tiếp gây mê cho hai bé lần này, chị đã nhiều ngày mất ăn mất ngủ để tính toán an toàn cho hai bé.
Lo lắng là khi hai em bé có sự nối thông tĩnh mạch, gây mê bé này, bé kia có phản ứng. Phải cân não làm sau cho các bé đủ độ mê không nông cũng không sâu để đảm bảo an toàn cho hai bé. Suốt ca mổ các ekip gây mê hồi sức cũng thường xuyên theo dõi sinh hiệu để kịp thời điều chỉnh. Khi mổ hoàn tất không xảy ra biến cố, sinh hiệu hai bé ổn định cả ekip mới thở phào. Nhưng với họ đây chỉ là một phần nhỏ công sức.
Khi cánh cửa phòng mổ khép lại, gây mê hồi sức vẫn còn tiếp tục theo dõi sinh hiệu của bé đề phòng biến chứng. Họ là những người đi trước về sau, canh giữ từng nhịp thở song Nhi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!