Người dân vùng núi thích ứng với diễn biến khốc liệt của thiên tai

Lan Phương, Phạm Thành-Thứ bảy, ngày 28/12/2024 11:19 GMT+7

VTV.vn - Trước thiệt hại nặng nề từ bão số 3, người dân Yên Bái đã chủ động di dời, tái thiết cuộc sống và thay đổi để thích ứng với thiên tai ngày càng khốc liệt, khó lường.

Thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt và khó lường. Cơn bão số 3 lịch sử vào tháng 9 vừa qua đã khiến cho hơn 27 nghìn ngôi nhà trên cả nước bị sập đổ hoàn toàn hoặc hư hỏng nặng.

Theo ghi nhận, Yên Bái là một trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão số 3 và hoàn lưu bão. Trong đó bao gồm, 54 người thiệt mạng thì có đến 52 người chết trong các vụ sạt lở đất. Đau thương, mất mát là vậy, nhưng người dân ở đây đã sớm chủ động thay đổi để thích ứng với thiên tai.

Nằm ngay dưới chân đồi, ngôi nhà của vợ chồng chị Tươi ở thôn 6, xã Thành Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái, giờ cũng chỉ còn là đống đổ nát. Gia đình buộc phải di dời đến nơi ở mới.

Chỉ riêng xã Thành Thịnh hiện có khoảng 100 hộ rải rác ở 5 thôn hiện đang sinh sống ở những khu vực có mái dốc cao, dễ bị sạt lở. Vì vậy, ngay sau bão, chính quyền địa phương đã tổ chức rà soát, cập nhật tình hình để có phương án hỗ trợ kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, Chủ tịch UBND xã Thành Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái cho biết: "Chúng tôi cũng rà soát, kiểm tra tất cả những điểm, khu vực nào có khả năng dễ sạt lở taluy, để có giải pháp di dời nhân dân, phòng chống, tránh thiệt hại về người và tài sản".

Người dân vùng núi thích ứng với diễn biến khốc liệt của thiên tai - Ảnh 1.

Trong đợt bão số 3, Yên Bái có gần 1.000 điểm sạt lở đất, đá xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay cả những người dân sống ở trung tâm thành phố, nơi tưởng là an toàn, cũng chung cảnh mất nhà. Riêng thành phố Yên Bái có hơn 1.400 hộ phải di dời do sạt lở đất. Giải pháp của thành phố là khắc phục sạt lở đất để tái định cư tại chỗ.

Ông Nguyễn Xuân Sang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết thêm: "Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ. Cần xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt lũ quét, lũ ống và sạt lở đất với độ chính xác cao và chi tiết. Từ đó giúp cho quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cho phù hợp".

Người dân vùng núi thích ứng với diễn biến khốc liệt của thiên tai - Ảnh 2.

Sau bão lũ, cuộc sống và sản xuất của những người dân ở đây đều đã thay đổi. Họ ý thức rõ ràng về sự khốc liệt của thiên tai và sự chủ động của mỗi người lúc này sẽ giúp phòng ngừa, giảm thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước