Từ quý I/2015, nhóm thất nghiệp có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6%. Trong quý II, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học tiếp tục tăng lên 22.000 người. Hết quý III, cả nước có khoảng 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, tăng thêm 26.100 người so với quý II.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội nhận định: Nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, trình độ cao đẳng nghề thất nghiệp tăng gần 8%; trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp tăng trên 7,9%; trình độ đại học trở lên thất nghiệp tăng gần 4,9%. Nghịch lý là tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm không có bằng cấp chỉ khoảng 2%.
Học càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng lớn - nhiều người cho đây là nghịch lý, bởi theo suy nghĩ của số đông thì bằng cấp càng cao, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ càng tốt hơn, dễ dàng hơn và lương bổng cũng sẽ cao hơn so với lao động phổ thông.
Tuy nhiên, như con số trên, tỷ lệ lao động không có bằng cấp bị thất nghiệp chưa bằng một nửa so với lao động có bằng đại học. Để lý giải cho thực tế này, PV VTV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Vũ Quang Thọ - Chuyên gia kinh tế lao động.
Mời quý vị theo dõi VIDEO nội dung chi tiết!