Tại một khu chợ thuộc phường 9, Quận 4, TP.HCM, dường như thông tin phát hiện thêm lịch trình của bệnh nhân 1342 không ảnh hưởng mấy đến cuộc sống và sinh hoạt của những tiểu thương nơi đây. Bởi vẫn còn nhiều người không đeo khẩu trang, cả người bán lẫn người mua. Khi được hỏi, có nhiều lý do cho việc không đeo khẩu trang. Thậm chí, nhiều tiểu thương còn không cần trang bị bất cứ vật dụng gì để phòng chống dịch.
Cứ lấy lý do không có thông tin nên nhiều tiểu thương ở một số chợ không quan tâm đến việc đeo khẩu trang, dù một ngày, họ tiếp xúc với rất nhiều người mua.
Nhiều người dân vẫn chủ quan không đeo khẩu trang phòng dịch
Rõ ràng, sau 120 ngày không phát hiện ra ca lây nhiễm trong cộng đồng, tâm lý người dân đã bắt đầu chủ quan, lơ là. Thêm vào đó, việc tuyên truyền, nhắc nhở không được thực hiện thường xuyên sẽ khiến cho việc đeo khẩu trang không được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Lúc này, vai trò của cơ quan chức năng vô cùng cần thiết để góp phần đảm bảo hiệu quả của việc phòng chống dịch.
Còn tại một điểm du lịch ở Hà Nội, nhân viên ở đây không hề đeo khẩu trang.
Quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm sẽ xử lý nghiêm đối với các hành vi không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay, việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc để phòng chống lây nhiễm.
Theo nghị định 117 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về xử phạt từ 1.000.000 cho đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch.
Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này mới có khoảng 600 người bị xử phạt vì không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Vấn đề là ý thức của người dân và cả của các cơ quan chức năng trong tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.
Còn tại một điểm du lịch ở Hà Nội, nhân viên không hề đeo khẩu trang.
Quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm sẽ xử lý nghiêm đối với các hành vi không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay, việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc để phòng chống lây nhiễm.
Theo nghị định 117 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về xử phạt từ 1.000.000 cho đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch.
Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này mới có khoảng 600 người bị xử phạt vì không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Vấn đề là ý thức của người dân và cả của các cơ quan chức năng trong tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!