Do thói quen ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng khiến bệnh Gout ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau nhức mà còn phá hủy khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng ngay ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc và đi kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Hãy cùng tham khảo một số chế độ ăn uống, sinh hoạt sau đây cho bệnh nhân bị Gout:
- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin
Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, trứng gia cầm, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn...
- Giảm bớt thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần ăn
Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần ăn như: đạm động vật, cá và cá loại thủy sản... Đạm thực vật trong các loại đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh...
- Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh
Kiêng tất các các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng... vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no
Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, mì tôm, thức ăn nhanh.
- Tránh dùng chung hải sản và bia
Ăn nhiều hải sản cùng một lúc và sau đó uống bia, sẽ tăng sự hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm, từ đó các triệu chứng Gout sẽ tăng lên.
- Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước
Bệnh nhân Gout nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tối thiểu 2,5 lít - 3 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao để giúp tăng đào thải axit uric.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!