TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Ấp nở thành công hơn 130 cá thể rùa tại Cù Lao Chàm, Hội An

Tấn Châu (Đài PT-TH Quảng Nam)Cập nhật 18:21 ngày 12/09/2017

VTV.vn - Những chú rùa đầu tiên được ấp nở thành công tại Bãi Bấc, xã đảo Tân Hiệp bắt đầu cuộc sống mới ở khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (Hội An)

Trước đó, cuối tháng 8/2017, Khu sinh quyển và Ban quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An đã vận chuyển 450 trứng rùa đã ấp khoảng 40 ngày thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo về Cù Lao Chàm để tiếp tục ấp. Sau hơn 10 chờ đợi, những chú rùa đầu tiên được ấp nở thành công.

Trong hai ngày 9-10/9,  Ban quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã đưa hơn 130 cá thể rùa con khỏe mạnh về với môi trường biển. Rùa con thường bơi ra xa khoảng 3 đến 5m thì quay đầu nhìn bờ rồi tiếp tục bơi ra biển mênh mông. Đây là cách để những con rùa trở lại sinh sản khoảng 30 năm sau.

Theo kế hoạch, thành phố Hội An triển khai hoạt động ấp nở rùa biển mỗi năm 2 lần và liên tục trong vòng 3 năm, mỗi đợt vận chuyển 5 tổ trứng với khoảng 450 trứng rùa biển. Ngoài việc bảo tồn nguyên vị, quy hoạch phân vùng biển tự nhiên cho rùa biển về và lên bãi cát sinh đẻ, Hội An cũng sẽ lập Trạm bảo tồn và cứu hộ rùa, giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng và gây tử vong cho rùa biển. Theo kế hoạch, Hội An chọn phía Đông Bắc Cù Lao Chàm với 30% diện tích là phân vùng nghiêm ngặt biển để thiết lập, quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản và sinh cư của rùa biển. Cù Lao Chàm cũng là nơi đầu tiên thực hiện bảo tồn chuyển vị rùa biển.

Một con rùa mất khoảng 30 năm để trưởng thành, nhưng 1.000 cá thể con mới có một con sống sót tới giai đoạn trưởng thành. Sự thành công của quá trình ấp trứng rùa tại Cù Lao Chàm sẽ góp phần rất lớn trong chương trình đa dạng sinh học, tạo sự bền vững của hệ sinh thái rạn san hô trong vùng bảo tồn biển. TP. Hội An đặt mục tiêu xây dựng Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm trở thành một trung tâm bảo tồn rùa biển của miền Trung Việt Nam.

Các làng nghề xứ Thanh tất bật vào vụ tết

VTV.vn- Những ngày cận Tết, các làng nghề về thực phẩm ở tỉnh Thanh Hóa mong muốn được mùa, được giá khi xuất bán các sản phẩm để có thêm nguồn thu trong dịp Tết cổ truyền.