Gia Lai: Phát hiện di tích khảo cổ học niên đại hàng chục vạn năm

Dư Quang-Thứ sáu, ngày 01/08/2014 11:06 GMT+7

Đoàn khảo cổ khảo sát địa trạng phát hiện di chí khảo cổ Gò Đá, phường An Bình, thị xã An Khê. (Ảnh: báo Gia Lai)

Một di tích khảo cổ học có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa của loài ngoài vừa được phát hiện tại các huyện, thị xã phía Đông, tỉnh Gia Lai. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, di tích này thuộc thời kỳ đá cũ có niên đại từ vài vạn năm đến một triệu năm.

Theo kết quả điều tra, khảo sát thực địa ban đầu của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học, di tích khảo cổ thời kỳ đá cũ được tìm thấy tại sáu địa điểm của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Di tích này được phân bố rộng khắp trên diện tích 10.000 m2 dọc theo sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những di vật đồ đá cũ có kích thước rất lớn và được ghè đẽo thô sơ với các nhóm công cụ ổn định của một thời kỳ xa xưa nhất được biết đến hiện nay ở Việt Nam.

Sau gần hai tháng khảo sát thực địa, các nhà khảo cổ học đã sưu tập được hàng trăm hiện vật đá cũ với các loại hình như: mũi nhọn, công cụ rìa, mảnh tước, hòn ghè… nặng từ 2-3kg và có kích thước rất lớn. Đặc biệt, các công cụ này được làm bằng đá quartz rất cứng. Những công cụ này hầu như không có ở các di tích khảo cổ tiền sử khác tại Việt Nam. Tất cả những di vật đá này được tìm thấy trong địa tầng ở thềm cổ nhất của sông Ba.

Theo các nhà khảo cổ học, cần phải nhanh chóng khai quật di tích này, bởi hiện nay một phần của di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng để xây dựng các công trình giao thông. Nếu chính quyền tỉnh Gia Lai không vào cuộc kịp thời để ngăn chặn, có thể những giá trị văn hóa cổ xưa nhất của con người ở Việt Nam sẽ bị vùi chôn trong lòng đất mãi mãi.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước