Chuyên mục

Thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam đã vượt 20.000 tỷ đồng

Trung tâm Tin tức VTV24 - 12/01/2020 - 12:23 - Tiêu dùng

VTV.vn - Theo BKAV, thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam năm 2019 đã vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tổng kết an ninh mạng năm 2019 và dự báo năm 2020 của BKAV, tổng lượt máy tính bị nhiễm mã độc được ghi nhận trong năm 2019 lên tới 85,2 triệu lượt, gây thiệt hại tới 20.892 tỷ đồng, vượt xa con số 14.900 tỷ đồng của năm 2018. Tuy không có sự cố nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra nhưng sự gia tăng các máy tính bị nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu và mã độc tấn công có chủ đích APT là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại khổng lồ.

Thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam đã vượt 20.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Cũng theo BKAV, 80% máy tính bị nhiễm virus do cài đặt phần mềm từ trên mạng. Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là việc tải và cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên mạng. Trung bình, cứ 10 máy tính cài các phần mềm tải về từ Internet thì có tới 8 máy tính sẽ bị nhiễm virus.

Thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam đã vượt 20.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Các chuyên gia dự báo, năm 2020, mã độc tấn công APT sẽ tinh vi hơn, Fileless sẽ là xu hướng chính, cùng với đó là các mã độc giả mạo các phần mềm, chương trình chuẩn thông qua kỹ thuật DLL Side-Loading để qua mặt phần mềm diệt virus. Tấn công mã hóa tống tiền sẽ còn tiếp tục gia tăng do nguồn lợi trực tiếp nó mang lại cho hacker ngày càng lớn…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.