Chuyên mục

Người tiêu dùng hưởng lợi khi CPTPP có hiệu lực

Trung tâm Tin tức VTV24 - 17/01/2019 - 13:20 - Tiêu dùng

VTV.vn - Khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, người tiêu dùng Việt Nam ít nhiều sẽ có cơ hội được mua hàng với giá rẻ hơn trước.

Theo đúng lộ trình, ngày 14/1, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực, đồng nghĩa với việc Việt Nam đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng loạt các dòng thuế. Đây là cơ hội để người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm nhập khẩu với mức giá rẻ hơn hiện tại.

Đơn cử như người tiêu dùng có thể được mua sữa và các sản phẩm từ sữa với mức giá rẻ bởi trong số 10 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã có đến 4 nước xuất khẩu sữa sang thị trường Việt Nam với thị phần lớn nhất. Theo đúng lộ trình, trong vòng 7 năm tới, các loại sữa được nhập khẩu từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản… sẽ rẻ hơn.

Từ 14/1, rượu vang nho hoặc Champagne có nguồn gốc xuất xứ từ Canada nhập vào Việt Nam sẽ được giảm từ 56% hiện nay xuống còn 41% và sẽ giảm còn 36% vào đầu năm 2020.

Tôm hùm xuất xứ từ Canada nhập về Việt Nam từ 14/1 cũng giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống còn 15%. Còn các mặt hàng hải sản như cua đông lạnh và cá biển nhập từ Canada và Australia sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu.

Những thách thức khi CPTPP chính thức có hiệu lực Những thách thức khi CPTPP chính thức có hiệu lực

VTV.vn-Áp lực về đảm bảo xuất xứ hàng hoá vẫn là thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, Hiệp định thương mại trở nên vô nghĩa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.