Chuyên mục

Người dân sẵn sàng đón Cổng dịch vụ thanh toán trực tuyến?

VTV Digital - 29/07/2020 - 14:38 - Tiêu dùng

VTV.vn - Đến tháng 5/2020 đã có 5 bộ và 7 tỉnh, thành đạt mục tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Vậy tính khả thi của cổng thanh toán quốc gia trực tuyến thế nào?

Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov đi vào vận hành với sự tham gia của Bộ TT&TT cùng 9 trung gian thanh toán lớn là các doanh nghiệp như NAPAS, Viettel Digital, FPT Telecom... Cổng được tích hợp các tính năng như: thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí, tự động trả phí định kỳ, tra soát - khiếu nại, quản lý rủi ro, gian lận giả mạo.

Thay vì phải đến tận nơi các cơ quan chính quyền với giấy tờ và tiền mặt, xếp hàng chờ đợi, việc đẩy thanh toán cước phí dịch vụ công hiện đã được đưa lên hệ thông số. Với 9 trung gian thanh toán Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov sẽ giúp cho người dân sử dụng thẻ nội địa, tài khoản thanh toán của tất cả các ngân hàng Việt Nam, các ví điện tử có thể dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 trên phạm vi toàn quốc.

Với việc ra đời cổng hỗ trợ thanh toán Quốc gia - PayGov sẽ giúp sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, trên 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50% và đến năm 2030 tỷ lệ này là trên 80%.

Cổng thanh toán dịch vụ công trực tuyến chính thức đi vào hoạt động sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian giao dịch, tránh được những nhầm lẫn, nhà nước dễ dàng quản lý các khoản thu. Hơn nữa, nếu Việt Nam triển khai thành công dịch vụ này, chúng ta cũng sẽ là một trong số ít các nước áp dụng thanh toán dịch vụ công theo phương thức tập trung. 

Hãy cùng đón xem bản tin Tiêu dùng 24h phát sóng vào 10h hàng ngày trên VTV1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?