Chuyên mục

Người dân những khu vực nào phải... uống nước từ Viwasupco?

Trung tâm Tin tức VTV24 - 16/10/2019 - 11:29 - Tiêu dùng

VTV.vn - Nhà máy Nước sạch sông Đà hiện đang cung cấp trung bình khoảng 250.000 - 260.000 m3 nước mỗi ngày đêm cho người dân Hà Nội.

Người dân những khu vực nào phải... uống nước từ Viwasupco? - Ảnh 1.

Nguồn nước này được phân bổ thông qua Công ty CP Viwaco, Công ty Nước sạch Hà Đông, Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam và CP Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải. Báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco cũng khẳng định: "90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông".

Cụ thể, Công ty CP Viwaco hiện đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A). Nguồn cấp nước chính hiện nay vẫn là từ nước sạch sông Đà với công suất khoảng 200.000 - 210.000m3/ngày, đêm.

Người dân những khu vực nào phải... uống nước từ Viwasupco? - Ảnh 2.

Người dân xếp hàng chờ mua nước sạch

Trong khi đó, Công ty Nước sạch Hà Đông hiện sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà với công suất 40.000 - 50.000m3/ngày, đêm. Hiện công ty này cấp nước cho khoảng hơn 150.000 khách hàng, tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa...

Nước sông Đà cũng được phân phối cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức. Việc cung cấp dịch vụ này do Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải thực hiện. Sau khi tiếp nhận nước từ Viwasupco, các đơn vị này sẽ phân phối tới hơn 80.000 khách hàng trong khu vực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?