Chuyên mục

Kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô

Trung tâm Tin tức VTV24 - 09/08/2019 - 16:07 - Tiêu dùng

VTV.vn - Nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với nhau những cách thức giúp trẻ thoát hiểm, nếu không may rơi vào trường hợp bị nhốt kín trên xe ô tô.

Những kỹ năng này đang được lan truyền rộng khắp trên hầu hết các diễn đàn, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.

Không chỉ ăn sâu vào đầu trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng cần lưu tâm những cách thoát hiểm, nếu không may bị nhốt kín trong xe ô tô bởi theo một nghiên cứu của Trường Đại học Arizona, Mỹ, nhiệt độ bên trong xe khi không hoạt động có thể lên đến hơn 45oC, thậm chí là hơn 75oC trong những ngày trời nắng nóng. Thế nên, ngoài khả năng bị ngạt khí, sốc nhiệt cũng là một nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Là một người am hiểu về xe ô tô, ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết, tất cả những dòng xe từ đắt cho đến rẻ có một nguyên tắc nên nhớ là ghế lái tài xế bao giờ cũng là chỗ dễ thoát hiểm nhất. Nếu không may bị nhốt trong xem, người bị nhốt cần nhìn lên thành xe hai bên và tìm chiếc búa thoát hiểm, đập vỡ cửa kính.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo, phải hạn chế thấp nhất việc ngủ trên xe ô tô, cho dù có bật điều hòa bởi điều hòa có thể hút trực tiếp lượng khí xung quanh xe, vốn bị bao trùm bởi khí xả từ ống pô với hàm lượng CO cao, làm giảm lượng oxy, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí tử vong.

Hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm an toàn khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà cao tầng Hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm an toàn khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà cao tầng

VTV.vn - Với trẻ nhỏ, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn là một trong những hành trang vô cùng quan trọng mà cha mẹ nên dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?