Chuyên mục

Kiểm soát, bình ổn giá mặt hàng thiết yếu đối phó với dịch bệnh

Trung tâm Tin tức VTV24 - 10/02/2020 - 17:15 - Tiêu dùng

VTV.vn - Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát, CPI dưới 4% là nhiệm vụ rất khó khăn nếu không chỉ đạo điều hành ngay từ quý I này.

Để đạt mục tiêu CPI dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, mỗi tháng còn lại trong năm (11 tháng), CPI sẽ phải tác động giảm khoảng 0,12%.

Bộ Tài chính cho biết, nếu mặt bằng giá chung không có biến động lớn, giá dịch vụ y tế dự kiến chịu tác động từ việc điều chỉnh kết cấu chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế, việc điều chỉnh kết cấu chi phí quản lý tiền lương, điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình đã được đề ra trong kịch bản từ đầu năm, phải kiểm soát chặt chẽ mặt bằng giá của quý I; giảm CPI tháng Hai này và tháng Ba tới; trong đó chủ yếu tập trung vào việc điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, thịt lợn và phải tính đến yếu tố thị trường là giá gas, mặt hàng ăn uống ngoài gia đình sau Tết.

Bộ Tài chính cho rằng, cần làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu giúp giá thịt lợn hơi về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg hơi và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000 - 50.000 đồng/kg hơi (mức bình thường trước khi có dịch), tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

Đặc biệt, bên cạnh việc phải triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát mặt bằng giá quý này, phải tập trung nguồn lực để kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ việc phòng chống dịch bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.