Chuyên mục

Đẩy mạnh sản phẩm OCOP tại các kênh bán lẻ trong nước

VTV Digital - 12/01/2021 - 17:32 - Tiêu dùng

VTV.vn - Năm 2020, các sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã có cơ hội phát triển mạnh, tới tay người tiêu dùng cả nước nhiều hơn.

Những sản phẩm đặc trưng của các địa phương từ thực phẩm như: miến, bánh kẹo, trái cây,… đến những sản phẩm phi nông nghiệp như gốm sứ, ngọc trai hay sản phẩm thủ công mỹ nghệ… đã có cơ hội phát huy hiệu quả và thế mạnh cho mỗi địa phương thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm hay còn gọi là OCOP. Năm 2020 vừa qua, chương tình này đã có thêm 3200 sản phẩm tham gia, vượt 800 sản phẩm so với kế hoạch, cùng với đó là những tín hiệu khả quan từ thu nhập của người dân ở nhiều địa phương được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khi mà từ trước đến nay, các sản phẩm làng nghề, hoặc sản phẩm của hộ gia đình thường phát triển manh mún với phạm vi tiêu thụ nhỏ hẹp.

Trong chương trình OCOP, Nhà nước đóng vai trò tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ, định hướng hình thành nên các kênh phân phối sản phẩm…Còn người dân tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm.

Theo quan điểm của một số người tiêu dùng, ngoài sự tiện lợi, các sản phẩm OOCOP tại các siêu thị có giá bán khá hợp lý, đặc biệt có mẫu mã, bao bì bắt mắt.

Trong một thị trường đa dạng nguồn hàng tiêu dùng như hiện nay, muốn cạnh tranh được với hàng sản xuất công nghiệp đại trà, sản phẩm OCOP phải giữ ổn định được chất lượng, tạo sự độc đáo cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần cải tiến về bao bì và tăng lượng sản xuất khi tham gia vào các hệ thống phân phối sẽ giúp giảm được giá thành và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?