Chuyên mục

Chơi tranh - Thú sưu tập giàu giá trị văn hóa

Trịnh Huyền (Trung tâm Tin tức VTV24) - 19/03/2020 - 06:00 - Tiêu dùng

VTV.vn - Việc đầu tư tranh chỉ phù hợp cho người thật sự đam mê, có nguồn lực tài chính và không nóng vội.

Trên thế giới, 2 nhà đấu giá nghệ thuật lớn nhất là Christie và Sotheby's ghi nhận doanh số giao dịch hội họa hàng năm lên tới hàng chục tỷ USD. Nhờ giao dịch đấu giá công khai, nhiều tác phẩm hội họa Việt Nam được công bố giá trị giao dịch trên 1 triệu USD như các tác phẩm của họa sĩ Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái và nhiều tác phẩm tranh khác cũng nhiều bức có giá trị không kém. Thú sưu tập tranh đắt đỏ vì thế được công chúng chú ý hơn. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ những người rất giàu có mới có thể chơi tranh?

Bức tranh "Bác Hồ" (tác giả Phạm Văn Đôn), tranh "Bác Hồ ở Pác Bó" (tác giả Mai Văn Hiền) và bức tranh "Tình yêu đầu tiên" (họa sĩ Trần Văn Cẩn) là 3 trong số những tác phẩm vô giá của hội họa Việt Nam.

Nghệ sĩ làm ra tác phẩm nhưng lưu giữ nó lại là những người yêu hội họa, những nhà sưu tầm. Về giá trị đầu tư, trên thế giới tranh đã là một kênh đầu tư đặc biệt từ rất lâu nhưng tại Việt Nam, hình thức đầu tư này mới chỉ manh nha và khởi sắc trong vài năm trở lại đây.

Sưu tập tranh: Khi đam mê có giá trị đầu tư dài hạn Sưu tập tranh: Khi đam mê có giá trị đầu tư dài hạn Quán cà phê sưu tập phế liệu chiến tranh Quán cà phê sưu tập phế liệu chiến tranh Mua bán và sưu tập tranh quý: 'Nghề chơi' cũng lắm công phu Mua bán và sưu tập tranh quý: "Nghề chơi" cũng lắm công phu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trịnh Huyền (Trung tâm Tin tức VTV24)

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.